Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tiến hành hoạt động kiểm tra đột xuất khi nào?
- Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường như thế nào?
- Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tiến hành hoạt động kiểm tra đột xuất khi nào?
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ được quy định như thế nào?
Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường như thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì:
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường là hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp kiểm tra để giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, được thực hiện như sau:
Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tiến hành kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân:
+ Khi có dấu hiệu hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm môi trường;
+ Khi có tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có tin báo, phản ánh về vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm môi trường
Đồng thời, Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cùng cấp để phối hợp;
Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phối hợp kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong các trường hợp khác đối với tổ chức, cá nhân theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Hằng năm, gửi văn bản thông báo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cùng cấp để tổng hợp, theo dõi.
Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tiến hành hoạt động kiểm tra đột xuất khi nào?
Căn cứ tại Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường
1. Trách nhiệm, hình thức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
b) Hình thức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường gồm: kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất.
Hoạt động kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Hoạt động kiểm tra đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường. Không báo trước quyết định thành lập đoàn kiểm tra khi có căn cứ cho rằng việc báo trước dẫn tới đối tượng kiểm tra tẩu tán tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, làm giảm hiệu quả hoạt động của đoàn kiểm tra hoặc theo yêu cầu của người ra quyết định.
Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tiến hành hoạt động kiểm tra đột xuất khi có căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định như sau:
Như vậy, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tiến hành hoạt động kiểm tra đột xuất khi có căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tiến hành hoạt động kiểm tra đột xuất khi nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 165 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ như sau:
- Thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường.
- Quyết định chính sách về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường;
+ Chỉ đạo tập trung giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường ở các khu vực trọng điểm;
+ Kiểm soát ô nhiễm, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường;
+ Phát triển năng lượng sạch, sản xuất và tiêu dùng bền vững;
+ Phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường.
- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý;
+ Phân công, phân cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
+ Bố trí nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường;
+ Chỉ đạo nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ;
+ Hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Hằng năm, báo cáo Quốc hội về công tác bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?