Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp trong Công an nhân dân có trách nhiệm gì khi có yêu cầu bảo vệ phiên tòa hình sự?
- Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp trong Công an nhân dân có trách nhiệm gì khi có yêu cầu bảo vệ phiên tòa?
- Khi lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp tiến hành dẫn giải người làm chứng thì cần phải có những giấy tờ gì?
- Khi tiến hành dẫn giải người làm chứng thì lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm gì?
Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp trong Công an nhân dân có trách nhiệm gì khi có yêu cầu bảo vệ phiên tòa?
Căn cứ vào Mục 6 Thông tư 15/2003/TT-BCA(V19) hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:
Khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử và công văn đề nghị của Toà án có yêu cầu bảo vệ phiên toà, lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm:
- Bố trí lực lượng, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện bảo vệ phiên toà theo kế hoạch, phương án đã được phê duyệt;
- Phòng ngừa, ngăn chặn việc tiếp xúc trái phép với bị cáo trong thời gian xét xử;
- Giữ gìn trật tự nơi tổ chức phiên toà theo lệnh của chủ toạ phiên toà; bảo vệ an toàn những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng và tham dự phiên toà;
+ Ngăn chặn, bắt giữ và xử lý kịp thời người có hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại tài liệu, hồ sơ, vật chứng đang sử dụng tại phiên toà phục vụ cho việc xét xử;
+ Bắt giữ hoặc buộc người có hành vi gây mất trật tự ra khỏi phòng xử án theo lệnh của chủ toạ phiên toà;
- Phòng ngừa, ngăn chặn bị cáo thông cung, tự sát, bỏ trốn hoặc có hành vi nguy hiểm;
- Phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tấn công, gây cản trở phiên toà; giải tán, bắt giữ những người có hành vi tấn công, gây cản trở phiên toà hoặc đánh tháo bị cáo hoặc người bị bắt tại phiên toà theo lệnh của chủ toạ phiên tòa;
- Chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị hữu quan tổ chức di chuyển khẩn cấp bị cáo và những người khác tham dự phiên toà đến nơi an toàn trong trường hợp có nguy cơ đe doạ sự an toàn của phiên toà;
- Tổ chức truy bắt ngay bị cáo hoặc người có lệnh bắt giữ của chủ toạ phiên toà mà bỏ trốn và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát cùng cấp;
- Có kế hoạch, phương án phối hợp với lực lượng vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương để chủ động triển khai lực lượng hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp bảo vệ phiên tòa
(Hình từ Internet)
Khi lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp tiến hành dẫn giải người làm chứng thì cần phải có những giấy tờ gì?
Căn cứ vào Mục 7 Thông tư 15/2003/TT-BCA(V19) hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:
Trường hợp bắt giữ, áp giải bị can, bị cáo, người đã có quyết định thi hành án hình sự thì cần phải có lệnh bắt, lệnh trích xuất bị can, bị cáo và công văn yêu cầu bắt giữ, áp giải của cơ quan yêu cầu bắt giữ, áp giải.
Sau khi nhận được lệnh trích xuất của Toà án, lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp phải thông báo ngay cho trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ nơi đang giam, giữ bị can, bị cáo biết để có kế hoạch phối hợp thực hiện.
Thủ tục bắt giữ người thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Trường hợp dẫn giải người làm chứng thì cần phải có giấy triệu tập người làm chứng, quyết định dẫn giải người làm chứng và công văn yêu cầu dẫn giải người làm chứng của cơ quan yêu cầu dẫn giải.
...
Như vậy, khi tiến hành dẫn giải người làm chứng thì cần phải có giấy triệu tập người làm chứng, quyết định dẫn giải người làm chứng và công văn yêu cầu dẫn giải người làm chứng của cơ quan yêu cầu dẫn giải.
Khi tiến hành dẫn giải người làm chứng thì lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Mục 7 Thông tư 15/2003/TT-BCA(V19) hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:
Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thực hiện yêu cầu dẫn giải người làm chứng có trách nhiệm sau đây:
- Bố trí lực lượng, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện và tiến hành bắt giữ, dẫn giải, áp giải bị can, bị cáo, người đã có quyết định thi hành án hình sự, dẫn giải người làm chứng theo kế hoạch, phương án đã được phê duyệt;
- Phòng ngừa, ngăn chặn việc bỏ trốn, thông cung, tự sát, tiếp xúc trái phép hoặc hành vi chống đối của người bị bắt giữ, bị dẫn giải, áp giải;
- Phòng ngừa, ngăn chặn, giải tán hoặc bắt giữ những người có hành vi tấn công, đánh tháo người bị bắt giữ, bị dẫn giải, áp giải;
- Tổ chức truy bắt ngay bị can, bị cáo bỏ trốn khi bị bắt giữ, bị dẫn giải, áp giải hoặc người bị kết án phạt tù, tử hình bỏ trốn;
- Chủ trì phối hợp với lực lượng khác trong ngành Công an, chính quyền địa phương tổ chức bắt giữ, áp giải bị can, bị cáo, người đã có quyết định thi hành án hình sự.
Như vậy, khi tiến hành dẫn giải người làm chứng thì lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp có các trách nhiệm kể trên.
Bên cạnh đó phải bảo đảm yêu cầu sau:
- Nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hiệu quả.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp phải được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cần thiết về hoạt động hỗ trợ tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?