Luật sư tham gia thành lập Công ty luật ở địa phương khác thì có cần phải làm thủ tục chuyển Đoàn luật sư không?
Luật sư là ai?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Luật sư 2006 thì định nghĩa về luật sư như sau:
"Điều 2. Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)."
Luật sư tham gia thành lập Công ty luật ở địa phương khác thì có cần phải làm thủ tục chuyển Đoàn luật sư không?
Luật sư tham gia thành lập Công ty luật ở địa phương khác thì có cần phải làm thủ tục chuyển Đoàn luật sư không?
Theo quy định tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) về hình thức tổ chức hành nghề luật sư và điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư như sau:
“Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật.
2. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
4. Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
5. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật này.”
Như vậy, căn cứ quy định trên thì luật sư tham gia thành lập công ty luật ở địa phương khác mà không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi công ty đặt trụ sở, thì luật sư đó phải làm thủ tục chuyển Đoàn luật sư.
Thủ tục chuyển Đoàn luật sư được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 20 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) thì thủ tục chuyển Đoàn luật sư thực hiện theo các bước sau:
“Điều 20. Gia nhập Đoàn luật sư
1. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.
Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở.
2. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư theo mẫu do Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành;
b) Phiếu lý lịch tư pháp đối với trường hợp nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư quá sáu tháng, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, ra quyết định về việc gia nhập Đoàn luật sư; nếu người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư từ chối việc gia nhập và thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 87 của Luật này.
4. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư cho người gia nhập Đoàn luật sư. Thời hạn cấp Thẻ luật sư không quá hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Đoàn luật sư.
Thẻ luật sư có giá trị không thời hạn, được đổi khi luật sư chuyển Đoàn luật sư hoặc khi bị mất, hỏng.
5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày được cấp Thẻ luật sư, luật sư không làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc không thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở hoặc luật sư không hành nghề luật sư trong thời hạn năm năm liên tục sau khi được cấp Thẻ luật sư thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xóa tên luật sư đó khỏi danh sách luật sư và đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư.
6. Luật sư chuyển Đoàn luật sư phải gửi đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư mà mình đang là thành viên giấy đề nghị rút tên ra khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư ra quyết định xóa tên đối với luật sư rút khỏi danh sách luật sư của Đoàn, đồng thời gửi giấy giới thiệu của Đoàn kèm theo hồ sơ của luật sư đó đến Đoàn luật sư nơi luật sư dự định gia nhập.
Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư và đổi Thẻ luật sư được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Trong thời gian chờ đổi Thẻ luật sư, luật sư tiếp tục dùng Thẻ luật sư đang sử dụng để hành nghề và phải nộp lại ngay khi được đổi Thẻ luật sư.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?