Lợn mắc bệnh tụ huyết trùng sẽ có dấu hiệu bệnh tích đại thể như thế nào? Thời tiết như thế nào sẽ dễ tạo điều kiện cho bệnh tụ huyết trùng lây lan nhất?
Lợn mắc bệnh tụ huyết trùng sẽ có dấu hiệu bệnh tích đại thể như thế nào?
Tại tiết 6.2.1 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm có quy định về dấu hiệu bệnh tích đại thể khi lợn mắc bệnh tụ huyết trùng như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
...
Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể
6.2.1 Ở lợn
6.2.1.1 Triệu chứng lâm sàng
Thường gặp ở 3 thể sau:
- Thể cấp tính:
Lợn sốt cao (có thể lên tới 42 °C), khó thở, thở thể bụng.
Da ở vùng bụng, nách, bẹn có màu đỏ tím.
Tỷ lệ chết có thể lên tới 40%.
- Thể bán cấp tính (Thể á cấp tính):
Thể bán cấp tính thường xảy ra ở lợn choai hoặc lợn ở giai đoạn xuất chuồng, từ 16 tuần đến 18 tuần tuổi.
Lợn ho, thở thể bụng.
- Thể mạn tính:
Thường xảy ra ở lợn từ 10 tuần đến 16 tuần tuổi.
Triệu chứng đặc trưng là lợn ho dai dẳng, thở mạnh, sốt nhẹ hoặc sốt không điển hình.
6.2.1.2 Bệnh tích đại thể
- Thể cấp tính: Bệnh tích chưa biểu hiện rõ ràng.
- Thể bán cấp tính:
Xoang ngực, xoang bao tim và xoang phúc mạc tích nhiều nước.
Phổi viêm, màu đỏ sẫm do tụ huyết và xuất huyết. Phổi có nhiều điểm bị gan hóa, có nhiều tổ chức xơ hóa, có thể có ổ hoại tử bã đậu. Màng phổi viêm, có thể dính vào lồng ngực.
Hạch ở hầu, họng sưng, xuất huyết.
- Thể mạn tính:
Xác lợn thường gầy.
Phổi có nhiều điểm bị gan hóa, có nhiều tổ chức xơ hóa, có thể có ổ hoại tử bã đậu.
Có hiện tượng viêm khớp có mủ.
...
Theo tiêu chuẩn nêu trên thì dấu hiệu bệnh tích đại thể khi lợn mắc bệnh tụ huyết trùng sẽ được chia thành 03 thể:
(1) Ở thể cấp tính: Bệnh tích chưa biểu hiện rõ ràng.
(2) Ở thể bán cấp tính:
- Xoang ngực, xoang bao tim và xoang phúc mạc tích nhiều nước.
- Phổi viêm, màu đỏ sẫm do tụ huyết và xuất huyết. Phổi có nhiều điểm bị gan hóa, có nhiều tổ chức xơ hóa, có thể có ổ hoại tử bã đậu. Màng phổi viêm, có thể dính vào lồng ngực.
- Hạch ở hầu, họng sưng, xuất huyết.
(3) Ở thể mạn tính:
- Xác lợn thường gầy.
- Phổi có nhiều điểm bị gan hóa, có nhiều tổ chức xơ hóa, có thể có ổ hoại tử bã đậu.
Có hiện tượng viêm khớp có mủ.
Thời tiết như thế nào sẽ dễ tạo điều kiện cho bệnh tụ huyết trùng lây lan nhất?
Căn cứ tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm có quy định về đặc điểm dịch tễ của bệnh tụ huyết trùng như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
6.1 Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm ở nhiều loài động vật, phổ biến ở lợn, trâu, bò, gia cầm. Bệnh xảy ra thường ở thể cấp tính. Ở lợn, trâu, bò mắc bệnh do P. multocida typ A với đặc trưng là sốt và viêm phổi; Lợn, trâu, bò mắc bệnh do P. multocida typ B với đặc trưng là xuất huyết, nhiễm trùng huyết; Gia cầm mắc bệnh do P. multocida typ A với đặc trưng là tiêu chảy, phân lỏng;
- Động vật mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tụ huyết trùng. Trâu, bò thường mắc lúc 2 tuổi đến 3 tuổi; Lợn thường mắc lúc 16 tuần tuổi đến 18 tuần tuổi; Gia cầm thường mắc lúc 3 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi;
- Bệnh tụ huyết trùng xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất là lúc thời tiết giao mùa, ở miền Bắc là lúc thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè và mùa thu sang mùa đông; ở miền Nam là từ mùa mưa sang mùa khô và ngược lại;
- Bệnh lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe qua tiếp xúc, qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, động vật trung gian như chó, mèo, chuột, côn trùng, ruồi, muỗi, mòng ....
...
Có thể thấy bệnh tụ huyết trùng xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất là lúc thời tiết giao mùa. Cụ thể:
- Ở miền Bắc là lúc thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè và mùa thu sang mùa đông;
- Ở miền Nam là từ mùa mưa sang mùa khô và ngược lại.
Bệnh lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe qua tiếp xúc, qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, động vật trung gian như chó, mèo, chuột, côn trùng, ruồi, muỗi, mòng ....
Lợn mắc bệnh tụ huyết trùng sẽ có dấu hiệu bệnh tích đại thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn có tên là gì?
Theo tiết 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm thì vi khuẩn gây ra bệnh tụ huyết trùng là vi khuẩn Gram âm, đa hình thái, thường đứng đơn lẻ hoặc đôi, không di động, không nha bào, hiếu khí, yếm khí tùy tiện, chiều rộng có kích thước từ 0,2 μm đến 0,4 μm và chiều dài có kích thước từ 0,6 μm đến 2,5 μm.
Dựa vào sự khác nhau của giáp mô, chia P. multocida thành 5 typ huyết thanh gồm: A, B, D, E, F. Tùy vào typ huyết thanh của vi khuẩn sẽ gây bệnh khác nhau trên các loài động vật khác nhau.
Tên của loại vi khuẩn gây ra bệnh tụ huyế trùng ở lợn gồm 03 loại, lần lượt có tên như sau:
- P. multocida typ A.
- P. multocida typ B.
- P. multocida typ D.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?