Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe 2025? Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe bị trừ bao nhiêu điểm?
Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe 2025? Không thắt dây an toàn khi lái xe bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
>> Tải Trọn bộ quy định xử phạt vi phạm an toàn giao thông năm 2025
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
i) Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển;
k) Không thắt dây đai an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
l) Chở người trên xe ô tô không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi xe đang chạy;
m) Chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế) hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định;
...
Và khoản 4 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ; sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
...
4. Phạt tiền từ 350.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi xe đang chạy.
...
Theo các quy định trên, lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe 2025 có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi:
- Không thắt dây đai an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
- Chở người trên xe ô tô không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi xe đang chạy.
Ngoài ra, đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi xe đang chạy thì có thể bị phạt tiền từ 350.000 đồng đến 400.000 đồng.
Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe 2025? Không thắt dây an toàn khi lái xe bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? (Hình từ Internet)
Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe ô tô bị trừ bao nhiêu điểm?
Căn cứ khoản 15, khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
15. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 12 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 13; khoản 14 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm n, điểm o khoản 5 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm p khoản 5; điểm a, điểm c khoản 7; khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 9, khoản 10, điểm đ khoản 11 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Đối chiếu với quy định trên thì lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe ô tô chỉ bị phạt tiền, không bị trừ điểm giấy phép lái xe.
Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ?
Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, bao gồm:
(1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, trừ các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại mục 6, mục 13 và mục 15;
(2) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
(3) Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam;
(4) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
(5) Buộc phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
(6) Buộc lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị theo quy định hoặc tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;
(7) Buộc cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe theo quy định;
(8) Buộc tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;
(9) Buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe, dây đai an toàn, ghế ngồi cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, dụng cụ, thiết bị chuyên dùng để cứu hộ, hỗ trợ cứu hộ trên xe theo đúng quy định;
(10) Buộc tháo dỡ thiết bị âm thanh, ánh sáng lắp đặt trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
(11) Buộc cung cấp, cập nhật, truyền dẫn, lưu trữ, quản lý thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô tô theo quy định;
(12) Buộc điều chỉnh lại chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường của xe ô tô bị làm sai lệch;
(13) Buộc khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong chứng nhận đăng ký xe theo quy định;
(14) Buộc thực hiện đúng quy định về biển số xe, quy định về kẻ hoặc dán chữ, số biển số, thông tin trên thành xe, cửa xe, quy định về màu sơn, biển báo dấu hiệu nhận biết của xe;
(15) Buộc khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
(16) Buộc thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
(17) Buộc làm thủ tục đổi, thu hồi, cấp mới, cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
(18) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
(19) Buộc đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế.
*Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/1/2025, trừ khoản 2 Điều 53 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/01/2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?