Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm 2 là vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật thì được xử lý như thế nào?
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm 2 được phép khai thác khi nào?
Việc khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm 2 được quy định tại Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Nghiêm cấm khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I trừ trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II được phép khai thác khi đáp ứng các điều kiện quy định tại phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm I hoặc nhóm II khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận bằng văn bản và tuân thủ quy định pháp luật về tiếp cận nguồn gen.
...
Theo đó, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm 2 được phép khai thác khi đáp ứng các điều kiện quy định tại phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP.
Lưu ý:
Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm II khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận bằng văn bản và tuân thủ quy định pháp luật về tiếp cận nguồn gen.
Tải về Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm 2 được phép khai thác.
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm 2 là vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật thì được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm 2 là vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật thì được xử lý như thế nào?
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm 2 là vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật được quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
5. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự được xử lý như sau:
a) Trường hợp cá thể còn sống khỏe mạnh thì phải thả về môi trường tự nhiên; cá thể bị thương phải được bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên.
b) Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết không bàn giao được theo quy định tại điểm b khoản này hoặc tang vật được xác định bị bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm thì phải tiêu huỷ ngay. Việc tiêu huỷ được tiến hành theo quy định hiện hành của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường và kiểm dịch động vật, thực vật.
...
Theo đó, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm 2 là vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự được xử lý như sau:
- Trường hợp cá thể còn sống khỏe mạnh thì phải thả về môi trường tự nhiên; cá thể bị thương phải được bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên.
- Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết không bàn giao được theo quy định tại điểm b khoản này hoặc tang vật được xác định bị bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm thì phải tiêu huỷ ngay. Việc tiêu huỷ được tiến hành theo quy định hiện hành của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường và kiểm dịch động vật, thực vật.
Quy trình thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện như thế nào?
Quy trình thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
4. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo giống ban đầu, sản xuất giống các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải thả tối thiểu 0,1% tổng số cá thể được sản xuất hằng năm vào vùng nước tự nhiên phù hợp. Quy trình thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân báo cáo sản lượng giống sản xuất được của năm kế trước và kế hoạch thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản của năm hiện tại về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động của tổ chức, cá nhân trước ngày 30 tháng 01 hằng năm qua thư điện tử hoặc trực tiếp.
b) Trước 07 ngày thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản qua thư điện tử hoặc trực tiếp tới Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh biết để phối hợp thực hiện.
...
Theo đó, quy trình thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân báo cáo sản lượng giống sản xuất được của năm kế trước và kế hoạch thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản của năm hiện tại về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động của tổ chức, cá nhân trước ngày 30 tháng 01 hằng năm qua thư điện tử hoặc trực tiếp.
- Trước 07 ngày thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản qua thư điện tử hoặc trực tiếp tới Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh biết để phối hợp thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?