Loại phân bón nào được nhà nước bình ổn giá? Bán phân bón thuộc Danh mục bình ổn giá cao hơn giá niêm yết thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Những loại phân bón nào được nhà nước bình ổn giá?
Theo Điều 17 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá
1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
a) Là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu;
b) Có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật này. Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa, dịch vụ quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.
Theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Giá 2023 quy định như sau:
PHỤ LỤC SỐ 01
DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ BÌNH ỔN GIÁ
(Ban hành kèm theo Luật Giá số 16/2023/QH15)
1. Xăng, dầu thành phẩm.
2. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
3. Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
4. Thóc tẻ, gạo tẻ.
5. Phân đạm; phân DAP; phân NPK.
6. Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
7. Vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
8. Thuốc bảo vệ thực vật.
9. Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, những loại phân bón được nhà nước bình ổn giá bao gồm: phân đạm; phân DAP; phân NPK
Loại phân bón nào được nhà nước bình ổn giá? Bán phân bón thuộc Danh mục bình ổn giá cao hơn giá niêm yết thì bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Đại lý bán phân bón thuộc Danh mục bình ổn giá mà cao hơn giá niêm yết thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá không thuộc khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện niêm yết giá theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết vào ngân sách nhà nước.
Theo Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
…
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
…
Như vậy, nếu đại lý bán phân bón thuộc Danh mục bình ổn giá mà cao hơn giá niêm yết trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết.
Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi phạm nêu trên thì mức xử phạt bằng 2 lần cá nhân.
Có bao nhiêu biện pháp bình ổn giá?
Theo Điều 19 Luật Giá 2023 quy định về các biện pháp bình ổn giá như sau:
Các biện pháp bình ổn giá
1. Các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
a) Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
b) Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương này;
d) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
2. Thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định biện pháp bình ổn giá xác định trên cơ sở xác định nguyên nhân của biến động giá; căn cứ tình hình thực hiện, diễn biến giá hàng hóa, dịch vụ trong thực tế có thể kết thúc bình ổn giá trước thời hạn hoặc gia hạn thời hạn áp dụng.
Như vậy, có 4 biện pháp bình ổn giá bao gồm:
- Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
- Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
- Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương này;
- Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 trường hợp được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát trước thời hạn? Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát?
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?