Lô ruộng lúa thơm là gì? Trước khi thu hoạch lô ruộng lúa thơm trong chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu được kiểm tra bao nhiêu lần?
- Lô ruộng lúa thơm là gì?
- Chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu để được chứng nhận thì lô ruộng lúa thơm phải đáp ứng điều kiện gì?
- Trước khi thu hoạch lô ruộng lúa thơm trong chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu được kiểm tra bao nhiêu lần?
- Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng gửi báo cáo kiểm tra lô ruộng lúa thơm trong chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu cho cơ quan nào?
- Hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu có bắt buộc có bản chính biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm không?
Lô ruộng lúa thơm là gì?
Lô ruộng lúa thơm được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 103/2020/NĐ-CP thì lô ruộng lúa thơm là diện tích xác định của một thửa hoặc nhiều thửa ruộng liền kề được gieo cấy cùng một loại giống, cùng thời gian.
Lô ruộng lúa thơm là gì? (Hình từ Internet)
Chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu để được chứng nhận thì lô ruộng lúa thơm phải đáp ứng điều kiện gì?
Chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu để được chứng nhận thì lô ruộng lúa thơm phải đáp ứng điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 103/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện chủng loại gạo thơm được chứng nhận
1. Gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; có thông tin rõ ràng về diện tích, địa điểm trồng (tổ/thôn, phường/xã, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố).
2. Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra đảm bảo độ thuần giống (% số cây) không nhỏ hơn 95%.
Như vậy, theo quy định trên thì chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu để được chứng nhận thì lô ruộng lúa thơm phải được kiểm tra đảm bảo độ thuần giống (% số cây) không nhỏ hơn 95%.
Trước khi thu hoạch lô ruộng lúa thơm trong chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu được kiểm tra bao nhiêu lần?
Trước khi thu hoạch lô ruộng lúa thơm trong chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu được kiểm tra bao nhiêu lần, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 103/2020/NĐ-CP như sau:
Quy định về kiểm tra lô ruộng lúa thơm
1. Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra 01 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch và được lập Biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương pháp kiểm tra độ thuần giống của lô ruộng lúa thơm theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Mỗi lô ruộng lúa thơm kiểm tra được ghi Mã hiệu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng được công nhận theo quy định tại Điều 21 Luật Trồng trọt và Điều 7 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác thực hiện kiểm tra lô ruộng lúa thơm.
Như vậy, theo quy định trên thì lô ruộng lúa thơm trong chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu được kiểm tra 01 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch.
Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng gửi báo cáo kiểm tra lô ruộng lúa thơm trong chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu cho cơ quan nào?
Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng gửi báo cáo kiểm tra lô ruộng lúa thơm trong chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu cho cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 103/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng
1. Thực hiện kiểm tra lô ruộng lúa thơm và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra theo quy định tại Nghị định này.
2. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra; cung cấp các hồ sơ liên quan tới việc kiểm tra lô ruộng lúa thơm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Báo cáo định kỳ trước 20 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất kết quả kiểm tra lô ruộng lúa thơm khi có yêu cầu, gửi về Cục Trồng trọt theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng gửi báo cáo kiểm tra lô ruộng lúa thơm trong chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu cho Cục Trồng trọt.
Hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu có bắt buộc có bản chính biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm không?
Hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu có bắt buộc có bản chính biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm không, thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 103/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 11/2022/NĐ-CP như sau:
Chứng nhận chủng loại gạo thơm
1. Hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm:
a) Đơn đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK.
c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Văn bản thỏa thuận chuyển giao Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm không đứng tên trong Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu không bắt buộc phải là bản chính mà bản sao có chứng thực Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm là được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?