Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu được viết tắt là gì? Vùng trời có liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu là như thế nào?
- Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu được viết tắt là gì?
- Vùng trời có liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu được pháp luật quy định như thế nào?
- Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu hướng dẫn và công bố chi tiết khai thác bằng các nội dung nào?
Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu được viết tắt là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 23 Điều 3 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
CPDLC (Controller-pilot data link communications): Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu.
Theo đó, CPDLC (Controller-pilot data link communications): Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu.
Vùng trời có liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 247 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Vùng trời có CPDLC
1. Đối với tàu bay có kết nối đường truyền liên lạc dữ liệu, CPDLC được sử dụng là phương thức liên lạc cùng với liên lạc thoại VHF/HF. Căn cứ vào lưu lượng bay và khả năng đảm bảo liên lạc, cơ sở ATS có thể sử dụng CPDLC trong tầm phủ của liên lạc thoại VHF phù hợp với phương thức được Cục Hàng không Việt Nam ấn định và công bố trong AIP Việt Nam.
2. Thông thường kết nối CPDLC được sử dụng đồng thời với kết nối ADS thuộc dạng hợp đồng (ADS-C) trong cùng một vùng trời.
3. Tàu bay có kết nối ADS-C/CPDLC, sẽ được thông báo tần số để thực hiện việc giám sát trong quá trình cung cấp dịch vụ liên lạc dữ liệu. Kết nối ADS-C/CPDLC sẽ được thiết lập tự động hoặc bằng thủ công ở hệ thống mặt đất sau khi phương thức đăng nhập được hoàn tất.
4. ADS-C/CPDLC sẽ được sử dụng làm phương tiện giám sát ngoài tầm phủ ra đa và việc áp dụng ADS-C sẽ không làm thay đổi các phương thức báo cáo vị trí hiện tại (không sử dụng ADS-C để phân cách giữa các tàu bay).
Theo đó,
- Đối với tàu bay có kết nối đường truyền liên lạc dữ liệu, CPDLC được sử dụng là phương thức liên lạc cùng với liên lạc thoại VHF/HF. Căn cứ vào lưu lượng bay và khả năng đảm bảo liên lạc, cơ sở ATS có thể sử dụng CPDLC trong tầm phủ của liên lạc thoại VHF phù hợp với phương thức được Cục Hàng không Việt Nam ấn định và công bố trong AIP Việt Nam.
- Thông thường kết nối CPDLC được sử dụng đồng thời với kết nối ADS thuộc dạng hợp đồng (ADS-C) trong cùng một vùng trời.
- Tàu bay có kết nối ADS-C/CPDLC, sẽ được thông báo tần số để thực hiện việc giám sát trong quá trình cung cấp dịch vụ liên lạc dữ liệu. Kết nối ADS-C/CPDLC sẽ được thiết lập tự động hoặc bằng thủ công ở hệ thống mặt đất sau khi phương thức đăng nhập được hoàn tất.
- ADS-C/CPDLC sẽ được sử dụng làm phương tiện giám sát ngoài tầm phủ ra đa và việc áp dụng ADS-C sẽ không làm thay đổi các phương thức báo cáo vị trí hiện tại (không sử dụng ADS-C để phân cách giữa các tàu bay).
Như vậy, có thể thấy rằng vùng trời có liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu là phương thức liên lạc cùng với liên lạc thoại VHF/HF. Căn cứ vào lưu lượng bay và khả năng đảm bảo liên lạc.
Cơ sở ATS có thể sử dụng CPDLC trong tầm phủ của liên lạc thoại VHF phù hợp với phương thức được Cục Hàng không Việt Nam ấn định và công bố trong AIP Việt Nam.
Liên lạc dữ liệu (Hình từ Internet)
Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu hướng dẫn và công bố chi tiết khai thác bằng các nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 248 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Hướng dẫn khai thác ADS-C/CPDLC
Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn và công bố chi tiết khai thác ADS- C/CPDLC trong AEP Việt Nam bao gồm các nội dung sau:
1. Điền kế hoạch bay không lưu.
2. Quy trình đăng nhập ADS-C/CPDLC.
3. Phương thức khai thác ADS-C/CPDLC.
4. Giới hạn của dịch vụ ADS-C/CPDLC.
5. Kết thúc dịch vụ ADS-C/CPDLC.
6. Mất kết nối liên lạc dữ liệu.
7. Báo cáo sự cố liên quan đến ADS-C/CPDLC.
8. Các vấn đề khác theo quy định của ICAO (nếu có).
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn và công bố chi tiết khai thác ADS- C/CPDLC trong AEP Việt Nam bao gồm các nội dung sau:
- Điền kế hoạch bay không lưu.
- Quy trình đăng nhập ADS-C/CPDLC.
- Phương thức khai thác ADS-C/CPDLC.
- Giới hạn của dịch vụ ADS-C/CPDLC.
- Kết thúc dịch vụ ADS-C/CPDLC.
- Mất kết nối liên lạc dữ liệu.
- Báo cáo sự cố liên quan đến ADS-C/CPDLC.
- Các vấn đề khác theo quy định của ICAO (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?