Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là tổ chức gì? Nhiệm vụ chính của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là gì?
Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là tổ chức gì?
Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo 2 Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 20/2002/QĐ-BTCCBCP quy định như sau:
Điều 2.
Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là một tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tập hợp các Liên đoàn Bóng chuyền địa phương, ngành, các câu lạc bộ bóng chuyền, các đội bóng chuyền và các tổ chức thành viên khác, tiến hành các hoạt động bóng chuyền nhằm mục đích rèn luyện sức khoẻ, thể lực cho quần chúng, tham gia phát triển thành tích bóng chuyền trong nước, nâng cao vị thế của bóng chuyền Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Căn cứ trên quy định Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là một tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tập hợp các Liên đoàn Bóng chuyền địa phương, ngành, các câu lạc bộ bóng chuyền, các đội bóng chuyền và các tổ chức thành viên khác, tiến hành các hoạt động bóng chuyền nhằm mục đích rèn luyện sức khoẻ, thể lực cho quần chúng, tham gia phát triển thành tích bóng chuyền trong nước, nâng cao vị thế của bóng chuyền Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra theo 3 Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 20/2002/QĐ-BTCCBCP quy định Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn Bóng chuyền thế giới (FIVB), liên minh Bóng chuyền Châu Á (AVC), Liên đoàn Bóng chuyền Đông Nam Á (SEAVF) và là thành viên của phong trào Olympic Việt Nam.
Liên đoàn Đóng chuyền Việt Nam hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chịu sự quản lý nhà nước về thể dục thể thao của Ủy ban Thể dục thể thao.
Nhiệm vụ chính của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là gì?
Theo 5 Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 20/2002/QĐ-BTCCBCP quy định Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
(1) Phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội để:
- Phát triển phong trào tập luyện bóng chuyền cho mọi đối tượng quần chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, góp phần nâng cao sức khoẻ, rèn luyện phẩm chất ý chí, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội ngày càng phát triển; tạo môi trường phát hiện và bồi dưỡng ban đầu tài năng bóng chuyền.
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng bóng chuyền các lứa tuổi từ thiếu niên nhi đồng đến đội tuyển quốc gia.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài và có kế hoạch sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ này.
(2) Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác quốc tế về bóng chuyền sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Huy động các nguồn lực của xã hội để xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động bóng chuyền. Thu hút các nguồn tài trợ trong nước và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí cho bóng chuyền và hoạt động của Liên đoàn.
(4) Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức thành viên và hội viên trong Liên đoàn.
(5) Kiến nghị và đề xuất cơ quan thể dục thể thao quốc gia và các cơ quan Nhà nước có liên quan về các vấn đề:
- Chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp nhằm phát triển nâng cao trình độ môn bóng chuyền nước ta.
- Tuyển chọn huấn luyện viên, vận động viên để thành lập đội dự tuyển và đội tuyển quốc gia; xây dựng kế hoạch tập huấn thi đấu cho đội. Tham gia chỉ đạo thực hiện và kiểm tra thực hiện kế hoạch.
- Xét và đề nghị các cơ quan nhà nước phong cấp, giáng cấp, khen thưởng và kỷ luật đối với huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên bóng chuyền, các đội và cán bộ quản lý môn bóng chuyền.
- Xây dựng cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu cũng như đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao thành tích và tổ chức thi đấu quốc gia, quốc tế.
(6) Tuyên truyền phổ biến và thực hiện các nguyên tắc cơ bản của Liên đoàn bóng chuyền thế giới, Châu Á và Đông Nam Á; chấp hành điều lệ và luật của FIVB đã ban hành. Nộp niên liễm cho FIVB và AVC.
(7) Tham gia tích cực các hoạt động do FIVB, ACV và SEAVF tổ chức như: Thi đấu, tập huấn, hội nghị, hội thảo...; mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á và thế giới theo đúng quy định của luật pháp.
(8) Tích cực mở rộng xã hội hóa môn bóng chuyền; huy động tốt các nguồn lực của xã hội để mở rộng và phát triển nâng cao môn bóng chuyền.
Tài chính của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam được lấy từ những nguồn nào?
Theo 24 Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 20/2002/QĐ-BTCCBCP quy định nguồn thu tài chính của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam bao gồm:
- Lệ phí, niên liễm của các tổ chức thành viên
- Tiền ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Liên đoàn.
- Tiền hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước về thể dục thể thao.
- Tiền thu từ các hoạt động kinh tế, sản xuất, dịch vụ, thi đấu, bán bản quyền, phát hành, xuất bản sách báo, tiếp thị, quảng cáo...
- Tiền thu từ các nguồn tài trợ.
- Tiền cho thuê, khấu hao cơ bản các tài sản của Liên đoàn.
- Tiền viện trợ của các tổ chức thể thao, các tổ chức phi chính phủ quốc tế. (Việc tiếp nhận viện trợ phải theo đúng quy định của pháp luật).
- Các khoản thu khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sự kiện bồi thường là gì? Có thể điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng tăng lên khi có sự kiện bồi thường không?
- Trẻ dưới 06 tuổi khi cấp thẻ Căn cước có phải tiến hành thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học không?
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?