Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Ngôn ngữ giao dịch quốc tế của Liên đoàn là gì?
Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 771/QĐ-BNV năm 2013 về tư cách pháp nhân, trụ sở như sau:
Tư cách pháp nhân, trụ sở
1. Liên đoàn có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng, có biểu tượng riêng và được đăng ký tại cơ quan bảo hộ bản quyền của Nhà nước.
2. Trụ sở của Liên đoàn đặt tại Thủ đô Hà Nội. Việc thành lập văn phòng đại diện của Liên đoàn tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng, có biểu tượng riêng và được đăng ký tại cơ quan bảo hộ bản quyền của Nhà nước.
Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam (Hình từ Internet)
Ngôn ngữ giao dịch quốc tế của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam là gì?
Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 771/QĐ-BNV năm 2013 quy định về tính pháp lý ngôn ngữ của Liên đoàn như sau:
Tính pháp lý ngôn ngữ của Liên đoàn
Ngôn ngữ chính của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam là tiếng Việt, ngôn ngữ giao dịch quốc tế là tiếng Anh. Các văn kiện, văn bản chính thức được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh đều có giá trị pháp lý như nhau.
Theo quy định trên, ngôn ngữ giao dịch quốc tế của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam là tiếng Anh.
Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 771/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Tuyên truyền, hướng dẫn hội viên của Liên đoàn về chủ trương phương hướng phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của Nhà nước, Điều lệ của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam, Điều lệ của Hiệp hội Bóng bàn khu vực Đông Nam Á (SEATTA), Hiệp hội Bóng bàn Châu Á (ATTU), Liên đoàn Bóng bàn Thế giới (ITTF) với tinh thần thể thao vì sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội để:
a) Tập hợp các hội viên tham gia xây dựng và phát triển phong trào bóng bàn cả nước ở mọi trình độ, trong mọi đối tượng. Đặc biệt chú trọng tới đối tượng thanh, thiếu niên, nhi đồng;
b) Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng bóng bàn, hệ thống thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc theo hướng xã hội hóa và dần chuyên nghiệp hóa;
c) Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, quản lý, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài.
3. Kiến nghị và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao:
a) Tuyển chọn vận động viên các đội dự tuyển quốc gia và các đội tuyển quốc gia;
b) Phong cấp hoặc giáng cấp huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài;
c) Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện và thi đấu.
4. Tham gia với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về bóng bàn và các đối tác khác trong xây dựng, phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế về bóng bàn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của các tổ chức bóng bàn quốc tế.
5. Tổ chức và quản lý theo quy định của pháp luật các cuộc thi đấu bóng bàn trong nước và quốc tế (kể cả các trận thi đấu giao hữu) được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam:
a) Ban hành Điều lệ thi đấu, tổ chức các giải bóng bàn trong nước và các cuộc thi đấu quốc tế tại Việt Nam;
b) Tuân thủ Điều lệ, Luật thi đấu và các quyết định của SEATTA, ATTU, ITTF;
c) Giải quyết tranh chấp giữa các huấn luyện viên, vận động viên, cán bộ và hội viên của Liên đoàn.
6. Phát triển các hội viên tổ chức: Khuyến khích, giúp đỡ và chỉ đạo các tổ chức bóng bàn các địa phương, ngành về chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Huy động các nguồn lực xã hội, thu hút các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế, tổ chức các hoạt động kinh tế, dịch vụ theo quy định của pháp luật tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của bóng bàn.
8. Quan tâm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên trong Liên đoàn theo quy định của pháp luật.
9. Kiến nghị và phối hợp với các cơ quan chức năng xét phong tặng các danh hiệu theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về hội.
Như vậy, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ huy động các nguồn lực xã hội, thu hút các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế, tổ chức các hoạt động kinh tế, dịch vụ theo quy định của pháp luật tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của bóng bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?