Lịch sử ra đời Ngày truyền thống Công an nhân dân 19/8? Công an nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Lịch sử ra đời Ngày truyền thống Công an nhân dân 19/8?
- Ngày truyền thống Công an nhân dân thì người lao động làm việc trong lực lượng CAND có được nghỉ làm không?
- Công an nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc sẽ được tổ chức cùng với ngày truyền thống công an nhân dân đúng không?
Lịch sử ra đời Ngày truyền thống Công an nhân dân 19/8?
Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23 hợp các Sở Cảnh sát với các Sở Liêm phóng toàn quốc thành một cơ quan đặt tên là "Việt Nam Công an vụ" - lực lượng Công an nhân dân phát triển từ đây.
Đến ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký Lệnh công bố Luật Công an nhân dân năm 2005 về việc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 8 chính thức thông qua Luật Công an nhân dân 2005 vào ngày 29 tháng 11 năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2006).
Trong Luật Công an nhân dân 2005 quy định rõ Ngày truyền thống công an nhân dân là ngày 19 tháng 8 hàng năm.
Hiện tại thì Luật Công an nhân dân 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật Công an nhân dân 2018.
Lịch sử ra đời Ngày truyền thống Công an nhân dân 19/8? Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân được tổ chức ra sao? (Hình từ Internet)
Ngày truyền thống Công an nhân dân thì người lao động làm việc trong lực lượng CAND có được nghỉ làm không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động chỉ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch.
(2) Tết Âm lịch.
(3) Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
(4) Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch).
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, nếu Ngày truyền thống Công an nhân dân 19/8 rơi vào ngày làm việc bình thường thì người lao động thuộc lực lượng CAND vẫn phải đi làm.
Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Ngoài ra, tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
....
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, trong trường hợp người lao động thuộc lực lượng CAND muốn nghỉ vào Ngày truyền thống Công an nhân 19/8 thì có thể sử dụng ngày phép năm để xin nghỉ làm hoặc có thể xin nghỉ không hưởng lương.
Công an nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018 thì lực lượng Công an nhân dân hoạt động theo nguyên tắc sau:
(1) Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
(2) Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
(3) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc sẽ được tổ chức cùng với ngày truyền thống công an nhân dân đúng không?
Tại Điều 6 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Ngày truyền thống của Công an nhân dân
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Theo đó, Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và đồng thời cũng là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?