Lệnh thanh toán có giá trị bao nhiêu thì có thể sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia?
Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTLNH Quốc gia được lập dưới dạng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2024/TT-NHNN về Chứng từ sử dụng trong TTLNH như sau:
Chứng từ sử dụng trong TTLNH
1. Chứng từ sử dụng trong TTLNH là chứng từ bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ chứng từ kế toán.
2. Cơ sở để lập lệnh thanh toán là các chứng từ sử dụng trong TTLNH.
3. Lệnh thanh toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử theo đúng mẫu, đáp ứng các chuẩn dữ liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì lệnh thanh toán trong Hệ thống TTLNH Quốc gia được lập dưới dạng chứng từ điện tử theo đúng mẫu, đáp ứng các chuẩn dữ liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Lệnh thanh toán có giá trị bao nhiêu thì có thể sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia? (Hình từ Internet)
Lệnh thanh toán có giá trị bao nhiêu thì có thể sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 08/2024/TT-NHNN như sau:
Quy định về sử dụng dịch vụ thanh toán
1. Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị từ 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) trở lên phải sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
2. Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) có thể sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao hoặc dịch vụ thanh toán giá trị thấp.
3. Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ phải sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng có thể sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị giá trị thấp.
Thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có phải thực hiện ký quỹ?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư 08/2024/TT-NHNN như sau:
Hạn mức nợ ròng
1. Thiết lập hạn mức nợ ròng
...
c) Các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp tự tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ và gửi đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng đến Sở Giao dịch trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng.
Hạn mức nợ ròng đầu kỳ của mỗi thành viên được tính trên cơ sở mức chênh lệch (phải trả - phải thu) cao nhất trong thanh toán giá trị thấp của thành viên xét trong 06 tháng liền trước của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;
Trường hợp hạn mức nợ ròng đầu kỳ tính toán bằng không hoặc âm, hạn mức nợ ròng được tính trên cơ sở hạn mức nợ ròng kỳ liền trước và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;
Trường hợp thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp có thời gian chưa đủ 06 tháng, hạn mức nợ ròng của thành viên đó được thiết lập bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên;
Thành viên chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ. Sở Giao dịch thiết lập hạn mức nợ ròng căn cứ đề nghị của thành viên, giấy tờ có giá, tiền ký quỹ của thành viên để thiết lập hạn mức nợ ròng cho thành viên, đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định, sau đó, thông báo kết quả để thành viên thực hiện;
Trường hợp thành viên không đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng định kỳ trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, hạn mức nợ ròng của thành viên được thiết lập bằng không. Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng sau thời gian 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, áp dụng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo quy định (ngoại trừ các thành viên thuộc các trường hợp được quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 17 Thông tư này);
Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng cao hơn hạn mức nợ ròng đầu kỳ, phần giá trị tăng thêm của hạn mức nợ ròng so với hạn mức nợ ròng đầu kỳ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng như quy định tại điểm a(i) khoản 2 Điều này.
d) Các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
...
Theo đó, các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia phải thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng.
Lưu ý: Thành viên tham gia thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện ký quỹ giấy tờ có giá, tiền trong tài khoản tại Sở Giao dịch. Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu để thiết lập hạn mức nợ ròng được thực hiện theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ (điểm a khoản 3 Điều 17 Thông tư 08/2024/TT-NHNN)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục thông báo đơn vị đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng cấp trung ương ra sao?
- Nguyên tắc lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị định 141/2024 thế nào?
- Ủy viên ban chấp hành công đoàn đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành công đoàn trong trường hợp nào?
- Hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
- Hướng dẫn ghi Mẫu lý lịch người xin vào Đảng đối với người kết nạp lại? Muốn kết nạp lại Đảng viên cần đáp ứng điều kiện gì?