Lệ phí thực hiện thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?
- Thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại là bao lâu?
- Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại gồm các bước nào?
- Lệ phí thực hiện thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?
Thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Mục I Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 177/QĐ-NHNN năm 2022 quy định như sau:
Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại
...
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: 55 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
- Lệ phí: Không.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại là 55 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại là bao lâu? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại gồm các bước nào?
Căn cứ khoản 1 Mục I Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 177/QĐ-NHNN năm 2022 quy định như sau:
Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Ngân hàng thương mại lập và gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến các đơn vị sau:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến đánh giá về sự cần thiết có thêm chi nhánh trên địa bàn;
b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi ngân hàng thương mại dự kiến thành lập chi nhánh ở trong nước có ý kiến đánh giá về sự cần thiết có thêm chi nhánh trên địa bàn.
+ Bước 3: Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi ngân hàng thương mại dự kiến thành lập chi nhánh ở trong nước có ý kiến tham gia bằng văn bản về các nội dung được đề nghị;
+ Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các đơn vị, Ngân hàng Nhà nước tổng hợp ý kiến, đánh giá việc ngân hàng thương mại đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận gửi ngân hàng thương mại, trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi ngân hàng thương mại nêu rõ lý do.
...
Như vậy, trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại gồm các bước sau đây:
Bước 1: Ngân hàng thương mại lập và gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Bước 2: Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến các đơn vị sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến đánh giá về sự cần thiết có thêm chi nhánh trên địa bàn;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi ngân hàng thương mại dự kiến thành lập chi nhánh ở trong nước có ý kiến đánh giá về sự cần thiết có thêm chi nhánh trên địa bàn.
Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi ngân hàng thương mại dự kiến thành lập chi nhánh ở trong nước có ý kiến tham gia bằng văn bản về các nội dung được đề nghị;
Bước 4: Ngân hàng Nhà nước tổng hợp ý kiến, đánh giá việc ngân hàng thương mại đáp ứng các điều kiện theo quy định và có văn bản chấp thuận gửi ngân hàng thương mại.
Trường hợp không chấp thuận thì gửi văn bản đến ngân hàng thương mại nêu rõ lý do.
Lệ phí thực hiện thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Mục I Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 177/QĐ-NHNN năm 2022 quy định như sau:
Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại
...
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị theo mẫu (Phụ lục số 01).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đối với NHTM có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị):
...
Như vậy, theo quy định, ngân hàng thương mại khi yêu cầu thực hiện thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước thì không cần phải đóng lệ phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?