Lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thì việc Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học có nằm trong đó hay không?
- Lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thì việc Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học có nằm trong đó hay không?
- Chương trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm những gì?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản hay không?
Lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thì việc Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học có nằm trong đó hay không?
Lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thì việc Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học có nằm trong đó hay không, căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 11 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
1. Căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh;
b) Chiến lược phát triển ngành thủy sản;
c) Chiến lược khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, bảo vệ môi trường; chiến lược về bảo tồn đa dạng sinh học;
d) Quy hoạch tổng thể quốc gia;
đ) Quy hoạch không gian biển quốc gia;
e) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
g) Quy hoạch bảo vệ môi trường; Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học;
h) Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản;
i) Thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
k) Căn cứ khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
...
Theo đó việc căn cứ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản sẽ bao gồm việc Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định.
Lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thì việc Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học có nằm trong đó hay không? (Hình từ Internet)
Chương trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm những gì?
Chương trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm những gì, căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
1. Mục đích điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản được quy định như sau:
a) Cung cấp thông tin, dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững;
b) Xác định trữ lượng, sản lượng cho phép khai thác, đánh giá sự biến động của nguồn lợi thủy sản, chất lượng môi trường sống của loài thủy sản.
2. Chương trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 05 năm;
b) Điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm;
c) Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề.
...
Theo quy định thì chương trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
+ Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 05 năm;
+ Điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm;
+ Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản hay không?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản hay không, căn cứ theo khoản 5 Điều 13 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
...
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Quy định bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cấm khai thác chưa có tên trong danh mục quy định tại khoản 4 Điều này phù hợp với thực tế hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, sau khi được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn phù hợp với chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm sau:
+ Quy định bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cấm khai thác chưa có tên trong danh mục quy định tại khoản 4 Điều này phù hợp với thực tế hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, sau khi được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn phù hợp với chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngoài ra Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?