Lập kế hoạch đấu thầu được thực hiện trong giai đoạn nào? Được phép lập một kế hoạch đấu thầu cho nhiều công trình không?
Lập kế hoạch đấu thầu được thực hiện trong giai đoạn nào?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Căn cứ tại khoản 3 Điều 34 Luật Đấu thầu 2013 quy định về kế hoạch đấu thầu như sau:
"3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án."
Theo đó quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"3. Đối với gói thầu thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án khi áp dụng Thông tư này cần sửa đổi một số nội dung như sau:
a) Trường hợp đã xác định được chủ đầu tư, thay cụm từ “chủ đầu tư” bằng “Đơn vị thuộc chủ đầu tư”, thay “người có thẩm quyền” bằng “người đứng đầu chủ đầu tư”, thay Quyết định phê duyệt dự án bằng Quyết định phê duyệt tương ứng của người đứng đầu chủ đầu tư;
b) Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư, thay cụm từ “chủ đầu tư” bằng “Đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án”, thay “người có thẩm quyền” bằng “người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án”, thay Quyết định phê duyệt dự án bằng Quyết định phê duyệt tương ứng của người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án."
Như vậy đối với các gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu để làm căn cứ tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Kế hoạch đấu thầu (Nguồn ảnh: Internet)
Được phép lập một kế hoạch đấu thầu cho nhiều công trình không?
Căn cứ quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định:
"22. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung."
Ngoài ra tại khoản 3 Điều 33 Luật Đấu thầu 2013 quy định:
"3. Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý."
Theo quy định trên gói thầu có thể bao gồm các nội dung mua sắm giống nhau ở nhiều dự án khác nhau.
Tuy nhiên, khi phê duyệt nội dung công việc của gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.
Việc gộp các nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án trong một gói thầu không được dẫn đến tình trạng làm hạn chế sự tham dự thầu của các nhà thầu, làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu.
Khi bổ sung thêm hạng mục thì có phải làm kế hoạch đấu thầu?
Căn cứ quy định tại Điều 62 Luật Đấu thầu 2013 quy định:
"1. Hợp đồng trọn gói:
a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;
b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;
c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;
d) Đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế;
đ) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, bên mời thầu, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu tư vấn phải có quy định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc."
Căn cứ quy định tại khoản 3 và 4 Điều 93 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:
"3. Điều chỉnh khối lượng:
a) Nguyên tắc điều chỉnh khối lượng phải được quy định rõ trong hợp đồng nếu tại thời điểm ký hợp đồng chưa xác định được đầy đủ khối lượng cần phải thực hiện;
b) Những khối lượng công việc tăng do lỗi chủ quan của nhà thầu gây ra thì không được phép điều chỉnh;
c) Đối với những khối lượng công việc trong bảng giá hợp đồng mà thực tế thực hiện chênh lệch quá 20% khối lượng quy định ban đầu thì hai bên phải thỏa thuận nguyên tắc điều chỉnh đơn giá hợp lý, phù hợp với điều kiện thay đổi khối lượng (tăng hoặc giảm) khi thanh toán cho phần khối lượng thực hiện chênh lệch quá 20% này;
d) Những khối lượng phát sinh ngoài điều kiện quy định điều chỉnh ban đầu của hợp đồng hoặc trường hợp cần phải có sự tham gia của cả hai bên trong hợp đồng để ngăn ngừa, khắc phục các rủi ro thuộc trách nhiệm một bên thì hai bên cùng bàn bạc thống nhất biện pháp xử lý.
4. Trường hợp có phát sinh chi phí hoặc thay đổi tiến độ thực hiện thì hai bên phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng để làm cơ sở thực hiện."
Do đó, đối với phần công việc bổ sung do thay đổi thiết kế, chủ đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?