Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì thời gian đi làm sớm đó có được tính trợ cấp thôi việc không?
- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con có được tiếp tục hưởng chế độ thai sản không?
- Thời gian tính đóng bảo hiểm thế nào khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con?
- Tính trợ cấp thôi việc bao nhiêu tháng cho người lao động nữ khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con?
Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con có được tiếp tục hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người lao động đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con như sau:
Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Theo đó, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn này.
Thời hạn nghỉ sinh con (Hình từ internet)
Thời gian tính đóng bảo hiểm thế nào khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con?
Theo quy định tại các khoản 2, khoản 4 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Mức hưởng chế độ thai sản
...
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:
a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
...
4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
...
Như vậy, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Như vậy, nếu lao động nữ đi làm trước thời hạn thì sẽ nhận được lương của những ngày đi làm, trợ cấp thai sản và phải đóng BHXH, BHYT cho thời gian đi làm sớm.
Tính trợ cấp thôi việc bao nhiêu tháng cho người lao động nữ khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con?
Căn cứ theo khoản 6.3 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về đóng BHXH khi người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản như sau:
Quản lý đối tượng
...
6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Cũng theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
Quản lý đối tượng
...
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
...
Do đó, thời gian người lao động quay lại làm việc trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì người lao động và đơn vị sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN.
Cho nên trường hợp này, 04 tháng từ 01/4 - 31/7/2020, bạn nghỉ thai sản thì thời gian này không được đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Bên cạnh đó, dựa trên nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, thời gian không đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính vào thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?