Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài có phải có chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc sẽ thực hiện tại Việt Nam khi được doanh nghiệp tuyển dụng không?
- Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức là lao động kỹ thuật có phù hợp với quy định của pháp luật?
- Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài có phải có chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc sẽ thực hiện tại Việt Nam khi được doanh nghiệp tuyển dụng hay không?
- Nhà nước có chính sách nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động hay không?
Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức là lao động kỹ thuật có phù hợp với quy định của pháp luật?
Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức là lao động kỹ thuật thì phù hợp với quy định của pháp luật.
Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài có phải có chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc sẽ thực hiện tại Việt Nam khi được doanh nghiệp tuyển dụng hay không?
Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài có phải có chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc sẽ thực hiện tại Việt Nam khi được doanh nghiệp tuyển dụng hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP về lao động kỹ thuật như sau:
6. Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay không quy định chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc sự thực hiện.
Hay nói cách khác, đối với lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thì không yêu cầu có chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc sẽ thực hiện tại Việt Nam khi được doanh nghiệp tuyển dụng.
Nhà nước có chính sách nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động hay không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 về chính sách của Nhà nước về lao động như sau:
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Như vậy, Nhà nước có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?