Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được ủy quyền cho người khác thực hiện chức năng lãnh sự của mình không?
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được ủy quyền cho người khác thực hiện chức năng lãnh sự của mình không?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định về nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự
...
2. Lãnh sự danh dự không được ủy quyền cho người khác thực hiện những chức năng lãnh sự quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho phép.
Theo quy định nêu trên thì chỉ trong trường hợp được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho phép thì Lãnh sự danh dự nước Việt Nam mới được ủy quyền cho người khác thực hiện những chức năng lãnh sự của mình.
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam thực hiện những chức năng lãnh sự như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định về nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự
1. Lãnh sự danh dự thực hiện một số hoặc toàn bộ các chức năng lãnh sự quy định tại các Điều từ 8 đến 13 của Thông tư này theo sự ủy nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trên cơ sở không trái với pháp luật hoặc tập quán của nước tiếp nhận.
Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể ủy nhiệm cho Lãnh sự danh dự thực hiện những chức năng lãnh sự khác quy định tại Điều 8 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
....
Căn cứ trên quy định Lãnh sự danh dự nước Việt Nam thực hiện một số hoặc toàn bộ các chức năng lãnh sự quy định tại các Điều từ 8 đến 13 của Thông tư 01/2020/TT-BNG theo sự ủy nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trên cơ sở không trái với pháp luật hoặc tập quán của nước tiếp nhận.
Các chức năng lãnh sự của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
- Chức năng bảo hộ lãnh sự theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2020/TT-BNG;
- Chức năng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2020/TT-BNG;
- Chức năng hỗ trợ và giúp đỡ công dân theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2020/TT-BNG;
- Chức năng về thừa kế theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2020/TT-BNG;
- Chức năng liên quan đến tàu biển, tàu bay và các phương tiện giao thông vận tải khác theo quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2020/TT-BNG;
- Chức năng đối với việc phòng dịch và bảo vệ thực vật, động vật theo quy định tại Điều 13 Thông tư 01/2020/TT-BNG;
Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể ủy nhiệm cho Lãnh sự danh dự thực hiện những chức năng lãnh sự khác quy định tại Điều 8 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017) trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được ủy quyền cho người khác thực hiện chức năng lãnh sự của mình không? (Hình từ Internet)
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm với nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo Điều 2 Thông tư 01/2020/TT-BNG về Lãnh sự danh dự nước Việt Nam quy định như sau:
Nhiệm kỳ Lãnh sự danh dự
Lãnh sự danh dự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm với nhiệm kỳ 03 (ba) năm theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự.
Khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự có thể được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm lại theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự.
Theo quy định nêu trên thì Lãnh sự danh dự nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm với nhiệm kỳ 03 năm theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự.
Khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự nước Việt Nam có thể được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm lại theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?