Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bắt buộc là công dân Việt Nam không?
Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bắt buộc là công dân Việt Nam không?
Điều kiện để cá nhân được bổ nhiệm Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BNG như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Lãnh sự danh dự
Người được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng những điều kiện sau:
1. Là công dân Việt Nam, công dân nước tiếp nhận hoặc công dân nước thứ ba;
2. Thường trú tại nước tiếp nhận;
3. Có uy tín trong xã hội, có khả năng tài chính;
4. Có lý lịch tư pháp rõ ràng;
5. Có hiểu biết về Việt Nam và nước tiếp nhận;
6. Không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Việt Nam hoặc của bất cứ nước nào, không nhận lương từ ngân sách của Chính phủ Việt Nam hoặc bất cứ nước nào.
Theo đó, để được bổ nhiệm Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 15 nêu trên.
Và Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bắt buộc là công dân Việt Nam, người này có thể là công dân nước tiếp nhận hoặc công dân nước thứ ba.
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những gì?
Tài liệu trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 01/2020/TT-BNG như sau:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự
1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự:
a) Thư gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nêu nguyện vọng làm Lãnh sự danh dự, trong đó cam kết nếu được bổ nhiệm sẽ tự bảo đảm mọi chi phí cho hoạt động của Lãnh sự danh dự, không nhận lương từ Chính phủ Việt Nam, tôn trọng pháp luật và tập quán của Việt Nam và nước tiếp nhận. Trong thư nêu rõ nơi dự kiến đặt trụ sở làm việc của Lãnh sự danh dự và khu vực lãnh sự;
b) Sơ yếu lý lịch có dán 01 (một) ảnh cỡ 4x6 cm (ảnh mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu);
c) 02 (hai) ảnh cỡ 2x3 cm để làm Thẻ Lãnh sự danh dự (ảnh mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu);
d) Bản sao có chứng thực hộ chiếu. Trong trường hợp là công dân Việt Nam hoặc công dân nước thứ ba thì cần nộp bản sao có chứng thực hộ chiếu và Thẻ thường trú tại nước tiếp nhận;
đ) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận cấp không quá 01 (một) năm tính đến ngày nộp hồ sơ;
e) Chương trình, kế hoạch hành động dự kiến.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại làm Lãnh sự danh dự gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều này và Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Lãnh sự danh dự.
3. Các giấy tờ tiếng nước ngoài trong hồ sơ phải được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Việt và chứng thực chữ ký người dịch theo quy định. Lý lịch tư pháp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi dịch và chứng thực chữ ký người dịch, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 16 nêu trên.
Lưu ý: các giấy tờ tiếng nước ngoài trong hồ sơ phải được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Việt và chứng thực chữ ký người dịch theo quy định.
Lý lịch tư pháp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi dịch và chứng thực chữ ký người dịch, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai?
Cơ quan chỉ đạo trực tiếp cho Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-BNG như sau:
Quản lý và chỉ đạo Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm.
2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho Cục trưởng Cục Lãnh sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Lãnh sự danh dự.
Như vậy, Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm.
Trong trường hợp cần thiết thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho Cục trưởng Cục Lãnh sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Lãnh sự danh dự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?