Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ gồm có tối đa bao nhiêu Phó Vụ trưởng? Có những tổ chức nào trực thuộc Vụ Tổ chức cán bộ?
Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ gồm có tối đa bao nhiêu Phó Vụ trưởng?
Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 152/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
...
Theo quy định trên thì Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ gồm có Vụ trưởng và tối đa không quá 03 Phó Vụ trưởng.
- Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
- Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác của Vụ Tổ chức cán bộ (Hình từ Internet)
Có những tổ chức nào trực thuộc Vụ Tổ chức cán bộ?
Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 152/QĐ-BTP năm 2018 quy định có 04 tổ chức trực thuộc Vụ Tổ chức cán bộ bao gồm:
- Phòng Tổ chức bộ máy và Biên chế;
- Phòng Quản lý cán bộ và Giúp việc Ban cán sự Đảng;
- Phòng Chính sách cán bộ và Tổng hợp;
- Phòng Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác của Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tư pháp với các cơ quan có liên quan được quy định thế nào?
Theo Điều 4 Quyết định 152/QĐ-BTP năm 2018 quy định về trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Vụ Tổ chức cán bộ với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác được thực hiện theo Quy chế làm việc của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp, các quy chế quy định về phân cấp quản lý cán bộ và quy định cụ thể sau:
- Vụ Tổ chức cán bộ chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
- Vụ Tổ chức cán bộ là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
- Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ Tổ chức cán bộ thì Vụ có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Vụ Tổ chức cán bộ với các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ trưởng có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách theo quy định.
- Về quan hệ công tác giữa Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan:
+ Phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự trong việc tham mưu, giúp Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng về công tác cán bộ của Hệ thống thi hành án dân sự; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thi hành án dân sự theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ;
+ Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong công tác chọn, cử công chức, viên chức của Bộ đi công tác, học tập ở nước ngoài và trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
+ Phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc duy trì kỷ cương, kỷ luật lao động, thực hiện công tác cải cách hành chính, dân quân tự vệ, an ninh, quốc phòng của Bộ;
+ Phối hợp với Thanh tra Bộ trong việc thực hiện thanh tra công vụ, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ do Bộ trưởng trực tiếp quản lý;
+ Phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng trong việc bình xét thi đua, khen thưởng cán bộ theo quy định;
+ Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin trong xây dựng và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức cán bộ của ngành Tư pháp;
+ Chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị có liên quan trong việc quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Bộ, Ngành theo quy định;
+ Phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật trong việc theo dõi về tổ chức, cán bộ pháp chế Bộ, ngành, địa phương theo quy định;
+ Phối hợp với các cơ sở đào tạo thuộc Bộ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Bộ, ngành Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?