Lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em có tối đa bao nhiêu Phó Vụ trưởng? Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em hoạt động theo chế độ gì?

Cho tôi hỏi, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe gồm những vấn đề gì? Lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em có tối đa bao nhiêu Phó Vụ trưởng? Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em hoạt động theo chế độ gì? Câu hỏi của chị Thanh Huyền tại Đồng Nai.

Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe gồm những vấn đề gì?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1986/QĐ-BYT năm 2023 (Có hiệu lực từ 28/04/2023) quy đinh như sau:

Vị trí và chức năng
Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em là vụ chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, bao gồm: chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi; chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản, phòng chống các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con, dự phòng và điều trị vô sinh, quản lý dịch vụ chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành phụ sản; xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em là vụ chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em bao gồm:

- Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi;

- Chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản, phòng chống các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con, dự phòng và điều trị vô sinh, quản lý dịch vụ chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành phụ sản;

- Xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật.

Trước đây, căn cứ theo Điều 1 Quyết định 3959/QĐ-BYT năm 2018 (Hết hiệu lực từ 28/04/2023) quy định như sau:

Vị trí và chức năng

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em là vụ chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em bao gồm: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ; chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ em; dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành phụ sản; sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên, sức khỏe sinh sản nam giới và người cao tuổi; phòng chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản; phòng chống các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con; xác định lại giới tính; dự phòng và điều trị vô sinh.

Vụ sức khỏe

Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Hình từ Internet)

Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 1986/QĐ-BYT năm 2023 (Có hiệu lực từ 28/04/2023) quy đinh như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, trình cấp có thẩm quyền ban hành;
2. Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành: danh mục chuyên môn kỹ thuật, phân cấp kỹ thuật, quy định chuyên môn, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực: chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi (bao gồm dinh dưỡng cộng đồng); chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản, phòng chống các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con, dự phòng và điều trị vô sinh, quản lý dịch vụ chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành phụ sản; xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Vụ).
3. Chủ trì xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến công tác hộ sinh và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
...
14. Tham gia việc xây dựng các danh mục thuốc sử dụng trong các dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành phụ sản; tham gia kiểm tra việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành phụ sản.
15. Tổ chức thực hiện công tác pháp chế, công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hợp tác, hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Vụ theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em được quy định cụ thể trên.

Trước đây, căn cứ theo Điều 2 Quyết định 3959/QĐ-BYT năm 2018 (Có hiệu lực từ 28/04/2023) quy định như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Vụ trình cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Chủ trì xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo, các quy định danh mục chuyên môn kỹ thuật, phân tuyến kỹ thuật, quy định chuyên môn, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về các lĩnh vực: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ; chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ em; dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành phụ sản (gồm sản khoa, phụ khoa, sơ sinh, các biện pháp tránh thai, phá thai an toàn); sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên; sức khỏe sinh sản nam giới và người cao tuổi; phòng chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản; phòng chống các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con; xác định lại giới tính; dự phòng và điều trị vô sinh (sau đây gọi tắt là các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Vụ).

3. Chủ trì xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến công tác hộ sinh và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

4. Chỉ đạo và phối hợp với các cơ sở đào tạo liên tục để xây dựng tài liệu đào tạo, tài liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật; tham gia tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Vụ.

5. Chủ trì xây dựng nội dung, biên soạn tài liệu và chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Vụ.

6. Chủ trì tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng các phương pháp mới, kỹ thuật mới thuộc chuyên ngành phụ sản, sức khỏe sinh sản lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.

7. Chủ trì tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định công nhận các cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và quyết định cho phép các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế được thực hiện can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật.

...

Lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em có tối đa bao nhiêu Phó Vụ trưởng? Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em hoạt động theo chế độ gì?

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 1986/QĐ-BYT năm 2023 (Có hiệu lực từ 28/04/2023) quy đinh như sau:

Cơ cấu tổ chức và hoạt động
1. Lãnh đạo Vụ:
Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm và miễn nhiệm. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Vụ. Các Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Biên chế:
Biên chế của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh hằng năm theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng quyết định và theo đề xuất của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.
3. Cơ chế hoạt động:
Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em hoạt động theo chế độ chuyên viên. Các công chức trong Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em về nhiệm vụ được phân công.

Trước đây thì Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em có Vụ trưởng và không quá 3 Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Tuy nhiên theo quy định mới nhất thì hình không có quy cụ thể số lượng Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em.

Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em hoạt động theo chế độ chuyên viên. Công chức trong Vụ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Vụ về nhiệm vụ được giao.

Trước đây, căn cứ theo Điều 3 Quyết định 3959/QĐ-BYT năm 2018 (Hết hiệu lực từ 28/04/2023) quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức và hoạt động

1. Lãnh đạo Vụ:

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em có Vụ trưởng và không quá 3 Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về các hoạt động của Vụ. Các Phó Vụ trưởng giúp việc cho Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

2. Biên chế:

Biên chế của Vụ được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh hằng năm theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định theo đề xuất của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.

3. Cơ chế hoạt động:

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em hoạt động theo chế độ chuyên viên. Công chức trong Vụ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Vụ về nhiệm vụ được giao.

Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em
Cơ quan nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chuyên gia thực hiện hoạt động chuyên môn kỹ thuật hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được hưởng chế độ gì?
Pháp luật
Đất xây dựng trụ sở cơ quan được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất khi bị thu hồi thì có được bồi thường không?
Pháp luật
Bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào? Người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay là ai?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước phát hiện tài khoản mạng xã hội của mình bị giả mạo thì cần xử lý như thế nào?
Pháp luật
Sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan có phải nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất? Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất các trụ sở nào?
Pháp luật
Ai là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay? Danh sách người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước?
Pháp luật
Sơ đồ Bộ máy Nhà nước Việt Nam 2024 như thế nào? Bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Pháp luật
Các chức danh nào khi mất sẽ được tổ chức Lễ Quốc tang? Thời gian, nghi thức để tang đối với Lễ Quốc tang là bao lâu?
Pháp luật
Dân số Việt Nam 2024 là bao nhiêu? Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước có cần phải được nhà nước thực hiện giao đất để xây dựng trụ sở làm việc hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em
2,034 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Cơ quan nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào