Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội do ai bổ nhiệm?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 286/QĐ-LĐTBXH năm 2016 quy định như sau:
Điều 1
Thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ đầu tư và trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng do Bộ quản lý.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ) có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng do ai bổ nhiệm?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 286/QĐ-LĐTBXH năm 2016 quy định về cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ:
1. Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ, gồm Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
Giám đốc là người đứng đầu đơn vị, quản lý, điều hành các hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc theo dõi, chỉ đạo, thực hiện một số lĩnh vực công tác được Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Giám đốc, Phó Giám đốc do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ gồm có Văn phòng và một số Phòng quản lý dự án.
Trong quá trình hoạt động, căn cứ vào quy mô, số lượng, kinh phí đầu tư của các dự án được Bộ giao làm chủ đầu tư, quản lý, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ xem xét, quyết định tên gọi cụ thể của các Phòng quản lý dự án.
...
Như vậy, lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm Giám đốc và Phó Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì của chủ đầu tư?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 286/QĐ-LĐTBXH năm 2016 quy định về nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ có nhiệm vụ:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch hoạt động dài hạn, năm năm và hàng năm của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm về đầu tư xây dựng của Bộ, ngành.
2. Về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư:
a) Tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn bị dự án, bao gồm: Thực hiện các thủ tục về giới thiệu và chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi lập dự án; tổ chức lập dự án đầu tư, phối hợp với các cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định đầu tư xây dựng;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng công trình và các đơn vị liên quan để tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi và giao nhận đất để thực hiện dự án;
c) Tổ chức triển khai thực hiện việc lập, trình thẩm định, trình phê duyệt các bước thiết kế sau thiết kế cơ sở (phê duyệt nếu được giao); lập và trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
d) Chuẩn bị các điều kiện để khởi công và khởi công dự án; tổ chức triển khai thi công xây dựng các hạng mục;
đ) Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình cho đơn vị sử dụng công trình; quản lý bảo hành công trình; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, thanh lý các hợp đồng và tổ chức thực hiện việc quyết toán dự án hoàn thành.
3. Về quản lý dự án đầu tư xây dựng:
a) Quản lý kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện;
b) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
...
Như vậy, về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn bị dự án, bao gồm:
- Thực hiện các thủ tục về giới thiệu và chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi lập dự án;
- Tổ chức lập dự án đầu tư, phối hợp với các cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định đầu tư xây dựng;
(2) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng công trình và các đơn vị liên quan để tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi và giao nhận đất để thực hiện dự án;
(3) Tổ chức triển khai thực hiện việc lập, trình thẩm định, trình phê duyệt các bước thiết kế sau thiết kế cơ sở (phê duyệt nếu được giao);
Lập và trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án;
Tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
(4) Chuẩn bị các điều kiện để khởi công và khởi công dự án; tổ chức triển khai thi công xây dựng các hạng mục;
(5) Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình cho đơn vị sử dụng công trình;
Quản lý bảo hành công trình; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, thanh lý các hợp đồng và tổ chức thực hiện việc quyết toán dự án hoàn thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc được nghe kể? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?