Làm thế nào để có thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm có khối lượng thay đổi khi quét mã vạch tại điểm bán?
Thông tin về lô sản xuất của thực phẩm phải bao gồm những thông tin nào?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về thông tin về lô sản xuất của sản phẩm thực phẩm như sau:
"Điều 4. Yêu cầu về thông tin của hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm đối với cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm
Khi thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm phải tổ chức, ghi chép, lưu trữ, bảo đảm sẵn sàng trích xuất và báo cáo được các thông tin sau đây:
1. Thông tin về lô sản xuất của sản phẩm thực phẩm:
a) Tên sản phẩm thực phẩm;
b) Số lô sản xuất của sản phẩm thực phẩm;
c) Số lượng sản phẩm thuộc lô sản phẩm thực phẩm đã sản xuất;
d) Ngày sản xuất của lô sản phẩm thực phẩm;
đ) Hạn sử dụng đối với sản phẩm thực phẩm có quy định bắt buộc ghi hạn sử dụng;
e) Mã nhận diện sản phẩm thực phẩm (nếu có);
g) Nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến của lô sản phẩm thực phẩm: tên, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo quy định đối với sản phẩm sản xuất trong nước, các thông tin về xuất xứ hàng hóa theo quy định đối với sản phẩm nhập khẩu;
h) Bao bì, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dùng để bao gói lô sản phẩm thực phẩm: tên, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo quy định đối với sản phẩm sản xuất trong nước, các thông tin về xuất xứ hàng hóa theo quy định đối với sản phẩm nhập khẩu."
Làm thế nào để có thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm có khối lượng thay đổi khi quét mã vạch tại điểm bán?
Theo tiết d tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN 13166-2:2020 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm - Phần 2: Thịt trâu và thịt bò quy định về các yếu tố truy xuất nguồn gốc chủ yếu như sau:
"5 Các yêu cầu
5.2 Các yếu tố truy xuất nguồn gốc chủ yếu
d) Đối với các thương phẩm có khối lượng thay đổi được quét mã khi bán lẻ tại điểm bán
Các thương phẩm có khối lượng thay đổi được quét mã tại điểm bán có thể áp dụng hai ứng dụng GS1 chính. Trong một số trường hợp, do các đối tác thương mại (ví dụ: cơ sở bán lẻ) yêu cầu áp dụng cả hai ứng dụng cho một thương phẩm là thịt tươi có khối lượng thay đổi. Trước khi thực hiện bất kỳ ứng dụng GS1 nào cho các thương phẩm có khối lượng thay đổi được quét mã tại các điểm bán, cần có sự thoả thuận giữa các đối tác thương mại.
Hai ứng dụng chính của GS1 cho các thương phẩm là thịt tươi có khối lượng thay đổi là:
- Sử dụng GTIN và các thuộc tính bổ sung được mã hoá với mã vạch databar mở rộng hoặc mã vạch databar mở rộng xếp chồng.
- Sử dụng RCN được mã hoá với mã vạch EAN/UPC.
Các dạng thương phẩm được tóm tắt trong Bảng 3.
Hầu hết các thương phẩm đều được đối tác thương mại (cơ sở sản xuất) ấn định GTIN. Trường hợp đối tác thương mại có nhiều cơ sở sản xuất, mỗi GTIN thường được sử dụng cho cùng một loại sản phẩm, không phân biệt cơ sở sản xuất. Để đảm bảo truy xuất nguồn gốc được duy trì cho các cơ sở sản xuất cụ thể, đối tác thương mại sử dụng các AI cùng với GTIN nêu trên để duy trì truy xuất nguồn gốc ngược trở lại cơ sở sản xuất trước đó.
Trường hợp sản phẩm được đóng gói cho một bên thứ ba cụ thể như chủ sở hữu thương hiệu sản phẩm, thì chủ sở hữu thương hiệu sản phẩm có thể ấn định GTIN. Việc này có thể bao gồm việc sử dụng các AI cùng với GTIN nêu trên để duy trì truy xuất nguồn gốc ngược trở lại cơ sở sản xuất trước đó, giúp phân biệt cơ sở sản xuất mà chủ sở hữu thương hiệu đã sử dụng.
Nếu một đối tác thương mại tiếp tục chế biến và đóng gói một sản phẩm trong chuỗi cung ứng, ví dụ đóng thùng với sản phẩm đã chế biến, thì đối tác thương mại đó trở thành nhà sản xuất và chịu trách nhiệm ấn định GTIN hoặc số tham chiếu vật phẩm và các thuộc tính truy xuất nguồn gốc. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng kết hợp thông tin sản phẩm có thể quét được và có thể đọc được bằng mắt. Thông tin này cũng cần được lưu trữ để truy xuất ngược, nếu cần.
Cơ quan có thẩm quyền và các đối tác thương mại cũng có thể yêu cầu thông tin kinh doanh bổ sung ghi trên nhãn thương phẩm."
Theo đó, đối với các thực phẩm có khối lượng thay đổi khi quét mã vạch tại điểm bán thì thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định trên.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm (Nguồn ảnh: Internet)
Các thương phẩm có khối lượng thay đổi khi quét mã tại điểm bán thì thực hiện mã định danh như thế nào?
Theo tiểu mục 5.4 Mục 5 TCVN 13166-2:2020 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm - Phần 2: Thịt trâu và thịt bò quy định về định danh thương phẩm như sau:
"5 Các yêu cầu
5.4 Định danh thương phẩm
5.4.3 Thương phẩm có khối lượng thay đổi được quét mã khi bán lẻ tại điểm bán
Xem 5.2 d).
Các đối tác thương mại cần nắm rõ các yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm bán lẻ"
Từ quy định trên thì đối với các thương phẩm có khối lượng thay đổi khi quét mã vạch tại điểm bán có sử dụng GTIN và mã vạch EAN/UPC để làm mã định danh cho thương phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?