Làm rõ hồ sơ dự thầu phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung gì trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ đối với dự án có sử dụng đất?
- Làm rõ hồ sơ dự thầu phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung gì trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ đối với dự án đầu tư có sử dụng đất?
- Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ cần phải được thể hiện như thế nào?
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được thực hiện như thế nào?
Làm rõ hồ sơ dự thầu phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung gì trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ đối với dự án đầu tư có sử dụng đất?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 115/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Làm rõ hồ sơ dự thầu
1. Sau khi mở thầu, trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư thiếu tài liệu về tư cách hợp lệ, báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự thì bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi bên mời thầu có yêu cầu. Việc làm rõ các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm phải bảo đảm không làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu.
2. Sau khi đóng thầu, trường hợp nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu thông tin, tài liệu về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm đã có của mình nhưng chưa được nộp cùng hồ sơ dự thầu thì được gửi thông tin, tài liệu để bổ sung, làm rõ. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ, bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá. Các tài liệu này được coi là một phần của hồ sơ dự thầu.
...
Theo đó, việc làm rõ hồ sơ dự thầu trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm phải bảo đảm không làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu.
Làm rõ hồ sơ dự thầu phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung gì trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ? (Hình từ Internet)
Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ cần phải được thể hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 115/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Làm rõ hồ sơ dự thầu
...
3. Việc làm rõ các nội dung đề xuất về phương án đầu tư kinh doanh, đề xuất về hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương phải bảo đảm không làm thay đổi các đề xuất tương ứng trong hồ sơ dự thầu đã nộp.
4. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải được thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Theo đó, việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ.
Do đó, trong nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ cần phải được thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 22 Nghị định 115/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Đánh giá hồ sơ dự thầu
...
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu:
a) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư, các đối tác tham gia thực hiện dự án (trường hợp nhà đầu tư sử dụng kinh nghiệm của đối tác); đánh giá phương án đầu tư kinh doanh; hiệu quả sử dụng đất; hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;
b) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại hồ sơ mời thầu.
4. Sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
a) Danh sách xếp hạng nhà đầu tư;
b) Danh sách nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà đầu tư;
c) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý.
5. Xét duyệt trúng thầu:
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này.
Theo đó, việc đánh giá hồ sơ dự thầu trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được thực hiện như sau:
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm:
+ Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư, các đối tác tham gia thực hiện dự án (trường hợp nhà đầu tư sử dụng kinh nghiệm của đối tác);
+ Đánh giá phương án đầu tư kinh doanh; hiệu quả sử dụng đất; hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại hồ sơ mời thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là gì? Điều chỉnh khối lượng công việc của hợp đồng như thế nào?
- Mẫu Quyết định chi tiền thưởng theo Nghị định 73 mới nhất dành cho giáo viên? Tải Mẫu Quyết định chi tiền thưởng theo Nghị định 73 ở đâu?
- Người nộp thuế thực hiện các giao dịch không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế có bị ấn định thuế?
- Mẫu quy chế tiền thưởng theo nghị định 73 2024 đối với giáo viên? Tải mẫu quy chế tiền thưởng theo nghị định 73 2024 đối với giáo viên ở đâu?
- Mẫu Báo cáo tình hình kinh phí hoạt động của chi bộ? Phương thức đảm bảo kinh phí hoạt động của chi bộ?