Làm rách Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện thì người đó có được truyền máu miễn phí nữa không?
Làm rách Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện thì người đó có được truyền máu miễn phí nữa không?
Theo tiểu mục 6 Mục II Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định như sau:
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
4. Các cơ sở khám chữa bệnh công lập có trách nhiệm:
a) Truyền máu miễn phí cho người hiến máu tình nguyện khi có nhu cầu, số lượng máu truyền miễn phí tối đa bằng số lượng máu đã hiến được ghi trong Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
b) Sau khi truyền máu, cơ sở y tế có trách nhiệm ký tên, đóng dấu vào mặt sau Giấy chứng nhận (phẫu dành riêng cho các cơ sở y tế).
5. Người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm: giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập.
6. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
7. Một số nội dung cần chú ý: Địa chỉ: Ghi rõ địa chỉ thường trú của người hiến máu tình nguyện.
Đơn vị tiếp nhận máu: Cần ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện thu gom máu.
Số lượng: Đánh dấu (x) vào ô trống ứng với số lượng máu thu gom.
Căn cứ trên quy định Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
Như vậy, khi bản thân người hiến máu có nhu cầu sử dụng máu thì phải xuất trình được Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện, nếu bạn đã làm rách Giấy chứng nhận nên sẽ không còn giá trị sử dụng. Vì vậy, bạn không được truyền máu miễn phí.
Làm rách Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện thì người đó có được truyền máu miễn phí nữa không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm cấp phát Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cho các cơ sở y tế thu gom máu?
Theo tiểu mục 1 Mục II Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở y tế thu gom máu như sau:
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương có trách nhiệm: Tổ chức in ấn, quản lý và cấp phát Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cho các cơ sở y tế công lập có nhiệm vụ thu gom, sàng lọc, lưu trữ máu trong toàn quốc.
...
Như vậy, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương có trách nhiệm cấp phát Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cho các cơ sở y tế công lập có nhiệm vụ thu gom, sàng lọc, lưu trữ máu trong toàn quốc.
Người hiến máu tình nguyện có các quyền lợi gì?
Theo Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động hiến máu quy định như sau:
Quyền lợi của người hiến máu
1. Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.
2. Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.
3. Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư này.
4. Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người hiến máu tình nguyện có các quyền lợi như sau:
- Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.
- Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.
- Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư 26/2013/TT-BYT.
- Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT.
Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về Chuyển đổi số, Cải cách hành chính, Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới nhất?
- Đề xuất miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) thế nào?
- Danh mục thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp và thuốc nổ mạnh được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam từ 1/1/2025?
- Ngày 30 tháng 11 là ngày gì? Ngày 30 11 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 30 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 như thế nào?