Làm giả quân hiệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam có mấy loại theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định thì quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam
(1) Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi mầu vàng, xung quanh có hai bông lúa mầu vàng đặt trên nền đỏ tươi, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử mầu vàng, vành ngoài quân hiệu mầu vàng.
(2) Quân hiệu có 03 loại: Đường kính 36 mm, đường kính 33 mm, đường kính 28 mm. Quân hiệu có đường kính 36 mm và 28 mm dập liền với cành tùng kép mầu vàng.
Như vậy, quân hiệu của quân đội nhân dân Việt Nam gồm có 3 loại:
(1) Loại có đường kính 36 mm.
(2) Loại có đường kính 33 mm.
(3) Loại có đường kính 28 mm.
Làm giả quân hiệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?(Hình từ Internet)
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc sử dụng, quản lý quân hiệu của quân đội nhân dân Việt Nam?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng, thu hồi quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Như vậy, hành vi làm giả quân hiệu của quân đội nhân dân Việt Nam là hành vi trái pháp luật.
Tùy theo tính chất, mức độ mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Làm giả quân hiệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cư Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân như sau:
Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Đồng thời căn cứ Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, hành vi làm giả quân hiệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, còn áp dụng hình thức phạt bổ sung gồm:
(1) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
(2) Trường hợp người vi phạm là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất.
Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả sẽ là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch thi dân vũ chào mừng 20 11 2024? Kế hoạch thi văn nghệ chào mừng 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường học?
- Ai có thẩm quyền cấp phép cải tạo xe quân sự theo quy định mới? Hồ sơ đề nghị cấp phép cải tạo bao gồm những gì?
- Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?