Làm cách nào để được hưởng chính sách khoan hồng sau khi thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?

Xin chào. Cho tôi hỏi làm cách nào để được hưởng chính sách khoan hồng sau khi thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Vừa rồi, doanh nghiệp của tôi có cùng với 5 doanh nghiệp khác thỏa thuận về việc phân chia khách hàng, để đôi bên cùng có lợi và không phải cạnh tranh nhau. Tuy nhiên, sau đó thì tôi được biết, đây là hành vi này bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Vậy nên tôi không muốn tiếp tục nữa và muốn khai báo với cơ quan có thẩm quyền. Mong nhận được hỗ trợ từ các bạn.

Chính sách khoan hồng được áp dụng trong trường hợp nào?

Theo Khoản 1 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018, chính sách khoan hồng được hiểu là doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.

Như vậy, khi thực hiện các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, các doanh nghiệp có thể được hưởng chính sách khoan hồng theo quy định của pháp luật nếu tự nguyên khai báo.

Làm cách nào để được hưởng chính sách khoan hồng sau khi thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?

Làm cách nào để được hưởng chính sách khoan hồng sau khi thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường gặp

Căn cứ Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018, quy định về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bao gồm:

- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.

- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong trường hợp nào?

Theo Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong các trường hợp cụ thể sau:

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường”

Như vậy, tùy thuộc vào chủ thể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cũng như mức độ tác động đến thị trường mà hành vi có thể bị cấm theo quy định của pháp luật.

Vì doanh nghiệp của bạn đã thỏa thuận phân chia khách hàng với một doanh nghiệp khác kinh doanh cùng một loại sản phẩm, thì hành vi này được xem là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.

Điều kiện để doanh nghiệp có hành vi vi phạm được hưởng chính sách khoan hồng

Theo khoản 3 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018, việc miễn hoặc giảm mức xử phạt được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 của Luật này;

- Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;

- Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;

- Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.

- Không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.

Và theo Khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về cách áp dụng chính sách khoan hồng như sau:

- Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.

- Căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng được quy định như sau:

+ Thứ tự khai báo;

+ Thời điểm khai báo;

+ Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp.

- Việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện như sau:

+ Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này được miễn 100% mức phạt tiền;

+ Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.

Theo đó, doanh nghiệp bạn đã vô tình thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Do đó, nếu bạn thành khẩn khai báo và thuộc trong 03 doanh nghiệp nộp đơn xin hưởng khoan hồng đầu tiền thì có thể được miễn giảm mức phạt tiền như đã phân tích trên đây.

Chính sách khoan hồng
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khái niệm Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018 mới nhất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ có thể được miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ có phải thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm hay không?
Pháp luật
Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan có phải hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thỏa thuận hạn chế đầu tư có phải là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không? Thỏa thuận hạn chế đầu tư có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ không?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật trên cùng thị trường liên quan hay không?
Pháp luật
Chính sách khoan hồng đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không áp dụng đối với doanh nghiệp nào?
Pháp luật
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào bị pháp luật cấm thực hiện?
Pháp luật
Vi phạm lần đầu trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có được xem là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính không? Đối với hành vi ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác có vi phạm pháp luật cạnh tranh không?
Pháp luật
Theo quy định pháp luật cạnh tranh hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ và cung ứng hàng hóa trên cùng thị trường nhưng có tác động việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì có được miễn trừ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính sách khoan hồng
1,834 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chính sách khoan hồng Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chính sách khoan hồng Xem toàn bộ văn bản về Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào