Lái xe gì thì cần Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo quy định?
- Khi dừng xe kiểm soát cảnh sát giao thông có được kiểm tra Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ của lái xe không?
- Lái xe gì thì cần Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo quy định?
- Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ nào?
Khi dừng xe kiểm soát cảnh sát giao thông có được kiểm tra Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ của lái xe không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA:
Nội dung tuần tra, kiểm soát
...
2. Nội dung kiểm soát
a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:
Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe); Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ). Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ;
b) Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông
Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, gồm các nội dung: Hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông; điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng theo quy định;
...
Theo đó, cảnh sát giao thông được dừng xe kiểm tra giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, bao gồm:
(1) Giấy phép lái xe;
(2) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
(3) Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe);
(4) Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);
(5) Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
(6) Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ).
Đặc biệt, khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ.
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi dừng xe kiểm soát cảnh sát giao thông được kiểm tra Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ của lái xe nếu phương tiện được cấp loại chứng chỉ này.
Lái xe gì thì cần Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo quy định? (Hình từ Internet).
Lái xe gì thì cần Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo quy định?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 06/2011/BGTVT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ bao gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp di chuyển trên đường bộ.
2. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Chứng chỉ) là giấy chứng nhận cấp cho người có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Theo quy định nêu trên, Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là giấy chứng nhận cấp cho người có đủ điều kiện để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Trong đó, xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ. Ví dụ như máy tưới nhựa đường, máy vệ sinh mặt đường, máy ủi, máy lu, xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân,...
Như vậy, chỉ người lái xe máy chuyên dùng thì mới cần chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ có giá trị không thời hạn và được sử dụng trong phạm vi cả nước. (theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 06/2011/TT-BGTVT)
Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 06/2011/TT-BGTVT thì người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo đầy đủ các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Bằng hoặc Chứng chỉ nghề điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo nghề cấp;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc Giấy phép lái xe ô tô.
Như vậy, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ phải mang đủ các loại giấy tờ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?