Lãi suất trong hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại có được vượt ngưỡng 20%/năm hay không?
Lãi suất trong hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại có được vượt ngưỡng 20%/năm hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
…
Tại khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng.
Tại khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
...
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
…
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN như sau:
Lãi suất cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại;
c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao.
…
Theo đó ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa đối với các khoản vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhằm phục vụ một số nhu cầu vay vốn có nêu ở trên.
Theo Quyết định 1125/QĐ-NHNN năm 2023 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của ngân hàng thương mại đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN là 4,0%/năm, trong các trường hợp khác hoạt động cho vay tiền giữa ngân hàng thương mại và khách hàng không bị giới hạn mức lãi suất vay 20%/năm như quy định của Bộ luật Dân sự.
Như vậy, thì đối với hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại với khách hàng thì mức lãi suất vay thực hiện theo thỏa thuận mà không bị giới hạn mức trần là 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của ngân hàng thương mại đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư 39 thì lưu ý mức lãi suất cho vay không được quá 4,0%/năm.
Lãi suất trong hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại có được vượt ngưỡng 20%/năm hay không? (Hình từ Internet)
Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay giữa ngân hàng thương mại và khách hàng gồm nội dung nào?
Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay giữa ngân hàng thương mại và khách hàng gồm nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.
Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
Ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay như thế nào?
Ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
- Trả nợ gốc, lãi tiền vay theo kỳ hạn riêng;
- Hoặc Trả nợ gốc và lãi tiền vay trong cùng một kỳ hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?