Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là bao nhiêu phần trăm? Khách hàng muốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Đối tượng được Nhà nước cho vay tín dụng để đầu tư bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng cho vay mà tín dụng đầu tư của Nhà nước hướng đến như sau:
"Điều 5. Đối tượng cho vay
1. Đối tượng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp các dự án nêu tại khoản 1 Điều này đã được hưởng tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tài chính nhà nước khác thì không được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Nghị định này."
Theo đó các khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước là khách hàng mà tín dụng đầu tư của Nhà nước muốn cho vay. Tuy nhiên, nếu những khách hàng đã nhận được ưu đãi về hưởng tín dụng từ các tổ chức tài chính nhà nước khác thì không được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước nữa.
Tín dụng đâu tư của Nhà nước
Khách hàng muốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Tại Điều 6 Nghị định 32/2017 NĐ-CP quy định về điều kiện vay của tín dụng đầu tư của Nhà nước như sau:
"Điều 6. Điều kiện cho vay
Khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Có đầy đủ năng lực pháp luật và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.
3. Dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay.
4. Có vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư dự án, mức cụ thể do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ của dự án, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật.
6. Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay, giải ngân vốn vay.
7. Mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay.
8. Khách hàng thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật."
Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là bao nhiêu phần trăm?
Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước được quy định tại Điều 9 Nghị định 32/2017/NĐ-CP như sau:
"Điều 9. Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm trong thời gian 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất theo quy định tại Nghị định này cộng (+) tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ chi phí quản lý ổn định trong thời kỳ 03 năm, đảm bảo cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Trường hợp có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động phù hợp.
2. Định kỳ vào ngày cuối cùng của quý, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định và công bố mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
3. Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với mỗi dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh.
4. Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn."
Theo đó, mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với mỗi dự án được áp dụng cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh. Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.
Cụ thể theo Điều 1 và Điều 3 Thông tư 76/2015/TT-BTC quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư như sau:
"Điều 1. Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 8,55%/năm.
Điều 3. Mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án vay vốn bằng đồng Việt Nam là 2,4%/năm."
Như vậy, mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 8,55%/năm, mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án vay vốn bằng đồng Việt Nam là 2,4%/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?