Kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp có được tổ chức riêng cho từng đối tượng dự thi hay không? Những hành vi bị nghiêm cấm trong công tác thi tuyển chọn?
Kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp có được tổ chức riêng cho từng đối tượng dự thi hay không?
Kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Nguyên tắc thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán
1. Đối tượng dự thi tuyển phải đáp ứng đủ các điều kiện dự thi tương ứng với ngạch dự thi.
2. Việc thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, bảo đảm quy trình chặt chẽ, minh bạch, công khai, công bằng và dân chủ nhằm lựa chọn những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đề nghị bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
3. Kỳ thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán được tổ chức riêng cho từng đối tượng dự thi theo quy định tại Điều 2 Quy chế này hoặc thi chung cho một số đối tượng dự thi. Việc tổ chức thi chung hoặc thi riêng do Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp quyết định.
...
Căn cứ quy định trên thì kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp được tổ chức riêng cho từng đối tượng dự thi hoặc thi chung cho một số đối tượng dự thi. Việc tổ chức thi chung hoặc thi riêng do Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp quyết định.
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp được quy định như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 6 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
4. “Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp” là Hội đồng được thành lập theo khoản 1 và có nhiệm vụ, quyền hạn theo khoản 2, Điều 73 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Dẫn chiếu theo khoản 1, khoản 2 Điều 73 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;
b) Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;
c) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật này;
d) Công bố danh sách những người trúng tuyển.
...
Theo đó, Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp được quy định như sau:
- Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
- Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;
+ Công bố danh sách những người trúng tuyển.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong công tác thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp?
Theo Điều 5 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Các hành vi bị cấm trong công tác thi tuyển chọn Thẩm phán
1. Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả thi tuyển.
2. Vi phạm quy chế thi tuyển hoặc tiết lộ các tài liệu có liên quan khác đã được đóng dấu bảo mật, dấu niêm phong theo quy định của pháp luật về bảo mật.
3. Bố trí để người thân thích tham gia dự thi mà mình làm thành viên Ban giúp việc ra đề thi, coi thi, chấm thi hoặc là người phê duyệt kết quả thi tuyển.
Theo đó, những hành vi bị nghiêm cấm trong công tác thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp bao gồm:
- Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả thi tuyển.
- Vi phạm quy chế thi tuyển hoặc tiết lộ các tài liệu có liên quan khác đã được đóng dấu bảo mật, dấu niêm phong theo quy định của pháp luật về bảo mật.
- Bố trí để người thân thích tham gia dự thi mà mình làm thành viên Ban giúp việc ra đề thi, coi thi, chấm thi hoặc là người phê duyệt kết quả thi tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?