Ký quỹ là gì? Mục đích của việc ký quỹ là gì? Ký quỹ bằng giấy tờ có giá thì có được hay không?
Ký quỹ là gì? Ký quỹ bằng giấy tờ có giá được không?
Ký quỹ được quy định tại Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Ký quỹ
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
Ký quỹ là gì? Mục đích của việc ký quỹ là gì? Ký quỹ bằng giấy tờ có giá thì có được hay không? (hình từ internet)
Mục đích của việc ký quỹ được quy định như thế nào?
Mục đích của việc ký quỹ được quy định tại Điều 39 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
Việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ
1. Khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2. Tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
3. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại sau khi trừ phí dịch vụ (sau đây gọi là thanh toán nghĩa vụ).
Theo đó, khoản tiền được dùng để ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, mục đích của ký quỹ là để nhằm thực hiện nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch.
Quyền, nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ được quy định ra sao?
Quyền, nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ được quy định tại Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Quyền, nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ
1. Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Hưởng phí dịch vụ;
b) Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
c) Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
d) Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
2. Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
c) Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;
d) Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
3. Bên có quyền trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;
b) Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;
c) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Như vậy, các bên trong ký quỹ có các quyền và nghĩa vụ sau:
Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
- Hưởng phí dịch vụ;
- Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
- Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
- Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
- Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
- Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;
- Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Bên có quyền trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;
- Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?