Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19-5-1890, cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức đón tiếp người dân đến Lăng viếng Bác?
Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức đón tiếp người dân đến Lăng viếng Bác?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 61/2022/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
4. Về đón tiếp, tuyên truyền; bảo đảm cảnh quan môi trường và tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý
a) Tổ chức tuyên truyền về nhiệm vụ chính trị, phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các công trình có liên quan;
b) Tổ chức đón tiếp phục vụ Nhân dân, khách quốc tế đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, sinh hoạt chính trị, văn hóa, tham quan khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Quảng trường Ba Đình, Khu Di tích K9;
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hướng dẫn, đón tiếp, tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ Nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, sinh hoạt chính trị, văn hóa tại Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình;
d) Thực hiện nghi lễ nhà nước, nghi lễ quân đội tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và Khu Di tích K9 theo quy định;
đ) Tổ chức sản xuất, chăm sóc cây hoa, cây cảnh, trang trí, bảo đảm cảnh quan môi trường.
...
Theo đó, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có trách nhiệm tổ chức đón tiếp phục vụ nhân dân, khách quốc tế đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo đảm an ninh, nghi lễ; tổ chức các hoạt động tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp Nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (còn gọi là Khu Di tích K9) và các công trình, kiến trúc có liên quan; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật (Theo Điều 1 Nghị định 61/2022/NĐ-CP).
Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có phải một ngày lễ lớn của đất nước?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về nghỉ lễ, tết như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890) được công nhận là một ngày lễ lớn của đất nước.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức đón tiếp người dân đến Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Lễ kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức như thế nào?
Lễ kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 10 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
- Đối với năm lẻ 5, năm khác:
+ Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
+ Tại Nghệ An, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường 19 tháng 5, thành phố Vinh và Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn;
+ Các địa phương có di tích, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm;
+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;
+ Các cơ quan đại diện Việt Nam tại những nước có nhà lưu niệm, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.
- Đối với năm tròn:
+ Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;
+ Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?