Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có phải là một ngày lễ lớn của đất nước không?
- Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có phải là một ngày kỷ niệm lớn hay không?
- Trong ngày Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
- Trường hợp nào người lao động được nghỉ làm vào ngày Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước?
Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có phải là một ngày kỷ niệm lớn hay không?
Bác Hồ là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vào ngày 5/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral La Touche De Tréville, rời bến cảng Nhà Rồng, khởi đầu cho hành trình tìm đường cứu nước.
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có thể nói là ngày kỷ niệm có ý nghĩa to lớn đối với người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, dựa theo quy định vùa nêu trên thì "Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2024)" không thuộc danh sách các ngày lễ lớn được nhà nước quy định.
Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có phải là một ngày lễ lớn của đất nước không? (Hình từ Internet)
Trong ngày Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết
Theo quy định vừa nêu thì các ngày lễ mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương gồm:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cũng không thuộc các ngày lễ được nghỉ hưởng nguyên lương tại Việt Nam.
Do đó trong ngày này người lao động vẫn phải đi làm bình thường nếu rơi vào ngày đi làm hàng tuần.
Trường hợp nào người lao động được nghỉ làm vào ngày Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, người lao động có thể nghỉ làm vào ngày Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước nếu sử dụng ngày phép năm của mình để xin phép nghỉ.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể xin phép để nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương vào ngày Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?