Kỷ luật công đoàn có thể thay thế bằng kỷ luật hành chính không? Phương pháp tính phiếu đề nghị xử lý kỷ luật?
Kỷ luật công đoàn có thể thay thế bằng kỷ luật hành chính không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 về nguyên tắc xử lý kỷ luật công đoàn như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
10. Cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm và đã bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, kỷ luật hành chính, phải xem xét, xử lý kỷ luật công đoàn nhưng không được cao hơn hình thức đã kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính.
11. Cán bộ công chức, người lao động trong các cơ quan công đoàn vi phạm kỷ luật thì ngoài việc xem xét, kỷ luật theo quy định của công đoàn còn phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật;
12. Kỷ luật công đoàn không thay thế kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại. Khi cán bộ, đoàn viên công đoàn bị xử lý kỷ luật thì trong thời hạn 15 ngày, tổ chức công đoàn có thẩm quyền có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đảng, chính quyền, chuyên môn đang quản lý cán bộ, đoàn viên đó biết để tổ chức đảng, chính quyền, chuyên môn xem xét xử lý kỷ luật cho đồng bộ, kịp thời.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì kỷ luật công đoàn không thể thay thế bằng kỷ luật hành chính và ngược lại.
Kỷ luật công đoàn có thể thay thế bằng kỷ luật hành chính không? Phương pháp tính phiếu đề nghị xử lý kỷ luật? (Hình từ Internet)
Phương pháp tính phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn là gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 về nguyên tắc xử lý kỷ luật công đoàn như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Tất cả cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn đều bình đẳng trước kỷ luật của công đoàn.
2. Việc thi hành kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm phải thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của công đoàn. Việc xem xét, xử lý kỷ luật phải đảm bảo khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật và quy định của tổ chức công đoàn; quá trình thực hiện phải khẩn trương, không để chậm trễ, kéo dài, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xác minh, kết luận, xử lý.
3. Xem xét quyết định kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật phải thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Việc tính phiếu áp dụng theo phương pháp cộng dồn (nếu số phiếu tán thành ở một hình thức kỷ luật không đạt đủ trên 50% thì được tính cộng dồn vào hình thức kỷ luật thấp hơn liền kề). Trường hợp bỏ phiếu sau khi đã cộng dồn nếu không đủ số phiếu tán thành kỷ luật hoặc hình thức kỷ luật thì phải báo cáo đầy đủ kết quả bỏ phiếu lên công đoàn cấp trên để công đoàn cấp trên xem xét quyết định.
Tổ chức công đoàn có thẩm quyền ký quyết định kỷ luật, phải kịp thời công bố hoặc ủy quyền cho cấp dưới công bố, chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
...
Như vậy, việc tính phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn được áp dụng theo phương pháp cộng dồn (nếu số phiếu tán thành ở một hình thức kỷ luật không đạt đủ trên 50% thì được tính cộng dồn vào hình thức kỷ luật thấp hơn liền kề).
Trường hợp bỏ phiếu sau khi đã cộng dồn nếu không đủ số phiếu tán thành kỷ luật hoặc hình thức kỷ luật thì phải báo cáo đầy đủ kết quả bỏ phiếu lên công đoàn cấp trên để công đoàn cấp trên xem xét quyết định.
Thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn được quy định như thế nào?
Thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn được quy định tại Điều 8 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 như sau:
(1) Cán bộ công đoàn các cấp (từ cơ sở trở lên) vi phạm kỷ luật sinh hoạt thuộc tổ chức công đoàn cấp nào thì công đoàn cấp đó xem xét, kiểm điểm, bỏ phiếu đề nghị kỷ luật báo cáo lên công đoàn cấp trên trực tiếp.
Công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật tiến hành xem xét, tổng hợp báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.
(2) Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn hoặc đoàn viên công đoàn vi phạm kỷ luật do công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận hoặc tổ công đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
(3) Tập thể ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào vi phạm kỷ luật thì ban chấp hành cấp đó xét đề nghị xử lý kỷ luật.
(4) Đối với tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn thì do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư ở đâu?
- Tải về Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế đối với kế toán nghiệp vụ thuế nội địa theo Thông tư 111?
- Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới từ 2025? Tra cứu nghành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện mới nhất?
- Trình tự giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 thực hiện như thế nào?
- Mẫu biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên? Tải mẫu tại đâu?