Kỳ 7 Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân? Đáp án trắc nghiệm đề thi lần 2?
Kỳ 7 Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân? Đáp án trắc nghiệm đề thi lần 2?
Dưới đây là Đáp án trắc nghiệm đề thi lần 2 cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân kỳ thứ 7:
Câu 1: Theo Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị?
A. 15 ngày.
B. 30 ngày.
C. 60 ngày.
D. 90 ngày.
Câu 2: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, sau khi Hội đồng khám sức khỏe tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ vào trong Quân đội nhân dân, kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại đâu?
A. Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức.
B. Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức.
C. Tại trụ sở Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
D. Tại trụ sở Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
Câu 3: Những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015?
A. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
B. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
C. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật; xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
D. Tất cả các hành vi trên.
Câu 4: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ là?
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
C. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
D. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
Câu 5: Theo pháp luật hiện hành, người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt ở mức nào?
A. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Câu 6: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, đối tượng công dân nam đăng ký nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi nào?
A. Đủ 17 tuổi trở lên.
B. Đủ 18 tuổi trở lên.
C. Đủ 19 tuổi trở lên.
D. Đủ 20 tuổi trở lên.
Câu 7: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, những trường hợp công dân nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ?
A. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
B. Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
C. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
D. Tất cả các trường hợp trên
Câu 8: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ai là người ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ vào trong Quân đội nhân dân?
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
C. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
D. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
Câu 9: Theo pháp luật hiện hành, cùng với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự, mức xử phạt hành chính cao nhất đối công dân có hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là bao nhiêu tiền?
A. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Câu 10: Chế độ, chính sách dành cho thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được quy định như thế nào theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015?
A. Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
B. Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí.
C. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
D. Tất cả các chế độ, chính sách trên.
* Lưu ý Đáp án cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân kỳ thứ 7 lần thi thứ 2 ở trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Kỳ 7 Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân? Đáp án trắc nghiệm đề thi lần 2? (Hình từ Internet)
Cách thức thi Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân như thế nào?
Căn cứ Quyết định 1371/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027”;
Căn cứ Kế hoạch số 3889/KH-BQP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Bộ Quốc phòng về việc thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” giai đoạn 1 (2021-2024) và năm 2022;
Thực hiện Kế hoạch số 270/KH-BQĐ ngày 01/3/2024 của Báo Quân đội nhân dân (QĐND) về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” năm 2024.
Ban Tổ chức Cuộc thi ban hành Thể lệ Cuộc thi Tại đây có cách thức thi Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân như sau:
- Bước 1: Truy cập trực tiếp Cuộc thi tại địa chỉ http://qdnd.vn.
- Bước 2: Đọc kỹ “Thể lệ” trước khi tham gia.
- Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin để đăng ký dự thi, gồm: Họ và tên; số điện thoại; số căn cước công dân; mật khẩu; nhập lại mật khẩu.
- Bước 4: Trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm và 01 bài viết phân tích, cảm nhận về một vấn đề pháp luật trong cuộc sống không quá 500 từ (Bài viết không bắt buộc nhưng được cộng điểm ưu tiên).
Lưu ý: Mỗi cá nhân được thi tối đa 02 lượt/kỳ để cải thiện kết quả thi.
Những hành vi nào người tham gia nghĩa vụ quân sự không được thực hiện?
Theo Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì người tham gia nghĩa vụ tuyệt đối không được thực hiện các hành vi sau:
- Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
- Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
- Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức nhận nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ cao tốc là gì? Tổ chức này có phải nộp số tiền phí thu được trong thời gian thực hiện hợp đồng?
- Lương cơ sở, lương tối thiểu vùng, lương hưu 2025 có gì mới? Có tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng, lương hưu 2025 không?
- Sinh viên nào được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh? Điểm trung bình bao nhiêu thì được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và an ninh?
- Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở nào?
- Mô hình TOD là gì? Thí điểm mô hình TOD tại TP Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 98 được quy định như thế nào?