Kinh phí sử dụng cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng theo quy định được lấy từ những nguồn nào?
- Kinh phí sử dụng cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng theo quy định được lấy từ những nguồn nào?
- Nguồn ngân sách địa phương được dùng để chi cho những nội dung nào trong công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng?
- Những đơn vị nào có trách nhiệm kiểm tra tình hình thực hiện và kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng?
Kinh phí sử dụng cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng theo quy định được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BTC-BGTVT quy định về nguồn kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng như sau:
Nguồn kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng
1. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp
a) Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia (bao gồm Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không quốc gia, Trung tâm Khẩn nguy của Ban chỉ huy quốc gia), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng của Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không huyện đảo nơi có cảng hàng không, sân bay (bao gồm Trung tâm Khẩn nguy của Ban chỉ huy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện đảo).
2. Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
3. Đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không dân dụng thuộc trách nhiệm của các doanh nghiệp hàng không, doanh nghiệp tự bảo đảm kinh phí thực hiện.
Như vậy, theo quy định, nguồn kinh phí sử dụng cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng bao gồm:
(1) Kinh phí ngân sách nhà nước cấp
(2) Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
(3) Đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không dân dụng thuộc trách nhiệm của các doanh nghiệp hàng không, doanh nghiệp tự bảo đảm kinh phí thực hiện.
Kinh phí sử dụng cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng theo quy định được lấy từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Nguồn ngân sách địa phương được dùng để chi cho những nội dung nào trong công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng?
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BTC-BGTVT quy định nội dung chi từ nguồn ngân sách địa phương như sau:
Nội dung chi từ nguồn ngân sách địa phương
Nội dung chi của Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không huyện, đảo nơi có cảng hàng không, sân bay, gồm:
1. Tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ ứng phó với các tình huống khẩn nguy hàng không tại địa phương;
2. Diễn tập ứng phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng cấp cơ sở;
3. Chi kiểm tra, chỉ đạo đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng của địa phương;
4. Mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị bảo đảm an ninh hàng không dân dụng của Ban chỉ huy và Trung tâm Khẩn nguy của Ban chỉ huy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo;
5. Chi hoạt động của Ban chỉ huy và Trung tâm Khẩn nguy của Ban chỉ huy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo, bao gồm: họp sơ kết, tổng kết, điện thoại trực tuyến và chi phí khác có liên quan (nếu có);
Kinh phí chi thường xuyên của cán bộ, nhân viên tham gia Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo, do các cơ quan, đơn vị cử người bảo đảm.
6. Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng tại địa phương.
Như vậy, theo quy định, nguồn ngân sách địa phương được dùng để chi cho những nội dung sau đây:
(1) Tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ ứng phó với các tình huống khẩn nguy hàng không tại địa phương;
(2) Diễn tập ứng phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng cấp cơ sở;
(3) Chi kiểm tra, chỉ đạo đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng của địa phương;
(4) Mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị bảo đảm an ninh hàng không dân dụng của Ban chỉ huy và Trung tâm Khẩn nguy của Ban chỉ huy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo;
(5) Chi hoạt động của Ban chỉ huy và Trung tâm Khẩn nguy của Ban chỉ huy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo, bao gồm: họp sơ kết, tổng kết, điện thoại trực tuyến và chi phí khác có liên quan (nếu có);
Kinh phí chi thường xuyên của cán bộ, nhân viên tham gia Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo, do các cơ quan, đơn vị cử người bảo đảm.
(6) Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng tại địa phương.
Những đơn vị nào có trách nhiệm kiểm tra tình hình thực hiện và kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng?
Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BTC-BGTVT quy định về công tác kiểm tra như sau:
Công tác kiểm tra
Bộ Giao thông vận tải, các Bộ có liên quan, Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị về tình hình thực hiện và kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng.
Như vậy, theo quy định, những đơn vị có trách nhiệm kiểm tra tình hình thực hiện và kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng bao gồm:
(1) Bộ Giao thông vận tải;
(2) Các Bộ có liên quan;
(3) Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay;
(4) Các cơ quan tài chính cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?