Kinh phí thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do ai nộp?
- Nguyên tắc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là gì?
- Kinh phí thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do ai nộp?
- Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định như thế nào?
Nguyên tắc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là gì?
Nguyên tắc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định tại Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT như sau:
- Diện tích phải trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017.
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (sau đây gọi là chủ dự án) nộp tiền:
++ Về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
++ Hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (sau đây gọi là Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh), diện tích trồng rừng thay thế phải đảm bảo không thấp hơn diện tích rừng trồng thay thế mà chủ dự án đã nộp tiền;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh) rà soát diện tích đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; thực hiện trồng rừng thay thế khi địa phương còn quỹ đất; chỉ đề xuất trồng rừng thay thế sang tỉnh khác khi không còn quỹ đất hoặc còn quỹ đất nhưng điều kiện lập địa không phù hợp để trồng rừng;
- Thực hiện trồng rừng thay thế trong thời gian 12 tháng kể từ thời điểm Phương án trông rừng thay thế được phê duyệt hoặc từ thời điểm chủ dự án hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế;
- Trồng rừng thay thế là công trình lâm sinh trong dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Kinh phí thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do ai nộp? (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do ai nộp?
Kinh phí thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT như sau:
Quy định chung
...
3. Kinh phí thực hiện trồng rừng thay thế:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đơn giá hoặc điều chỉnh đơn giá trồng rừng thay thế khi cần thiết trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật trồng rừng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Thiết kế, dự toán trồng rừng thay thế được xác định trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đơn giá xây dựng dự toán trồng rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức trồng rừng thay thế quy định. Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, nghiệm thu và xử lý rủi ro trong giai đoạn đầu tư trồng rừng thay thế được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư công trình lâm sinh;
c) Kinh phí trồng rừng thay thế do chủ dự án nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh bằng diện tích rừng trồng thay thế quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha trồng rừng;
d) Đối với kinh phí trồng rừng thay thế để hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn, thực hiện hỗ trợ theo chính sách của địa phương; đối với tỉnh không ban hành chính sách hỗ trợ trồng rừng thì áp dụng theo chính sách hiện hành của Nhà nước
...
Theo đó, kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do chủ dự án nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh bằng diện tích rừng trồng thay thế quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha trồng rừng.
Lưu ý:
- Đối với kinh phí trồng rừng thay thế để hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn, thực hiện hỗ trợ theo chính sách của địa phương;
- Đối với tỉnh không ban hành chính sách hỗ trợ trồng rừng thì áp dụng theo chính sách hiện hành của Nhà nước.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đơn giá hoặc điều chỉnh đơn giá trồng rừng thay thế khi cần thiết trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật trồng rừng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định như thế nào?
Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT như sau:
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và các tổ chức được giao nhiệm vụ trồng rừng thay thế mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế;
- Nguồn kinh phí trồng rừng thay thế được quản lý, sử dụng, thanh toán và kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Đơn vị tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế lập báo cáo, trình cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan được phân cấp hoặc cơ quan được giao theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng lãi tiền gửi từ kinh phí trồng rừng thay thế để thực hiện các hoạt động trồng rừng thay thế theo quy định của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?