Kinh phí phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do ai quản lý? Và được dùng chi vào các hoạt động nào?
- Nguyên tắc hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ là gì?
- Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ gồm những nguồn nào?
- Kinh phí phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do ai quản lý? Và được dùng chi vào các hoạt động nào?
Nguyên tắc hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ là gì?
Về việc hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ đảm bảo 04 nguyên tắc, cụ thể theo Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng chống thiên tai và cứu nạn được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 và Điều 4 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Khi thiên tai suy yếu hoặc sau khi thời tiết trở lại bình thường các tổ chức, cá nhân theo nhiệm vụ được giao phải triển khai ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục các thiệt hại xảy ra đối với công trình đường bộ để khôi phục hoạt động giao thông, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.
- Các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong kế hoạch đề ra phải được đáp ứng về nguồn nhân lực, vật lực theo phương châm bốn tại chỗ “Lực lượng tại chỗ - Chỉ huy tại chỗ - Vật tư, hậu cần tại chỗ - Thiết bị tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai và ứng cứu, khắc phục trong thời gian ngắn nhất.
- Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, các công trình giao thông, phương tiện hoạt động trên đường bộ; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.
Công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ gồm những nguồn nào?
Theo Điều 16 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định thì:
Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ
1. Nguồn kinh phí chi sự nghiệp kinh tế đường bộ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.
2. Nguồn ngân sách cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương theo quy định.
3. Nguồn của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ.
4. Nguồn kinh phí được chi trả từ hợp đồng mua bảo hiểm công trình xây dựng (nếu có).
5. Các khoản cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài khi thiên tai xảy ra; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó hiện nay có 05 nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ đó là:
- Nguồn kinh phí chi sự nghiệp kinh tế đường bộ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.
- Nguồn ngân sách cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương theo quy định.
- Nguồn của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ.
- Nguồn kinh phí được chi trả từ hợp đồng mua bảo hiểm công trình xây dựng (nếu có).
- Các khoản cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài khi thiên tai xảy ra; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do ai quản lý? Và được dùng chi vào các hoạt động nào?
Kinh phí phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ do Trung ương quản lý được sử dụng chi cho những nội dung, cụ thể tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT sau đây:
- Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 trên đường bộ do Trung ương quản lý;
- Chi cho hoạt động thường xuyên cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Chi sản xuất, mua sắm, sửa chữa vật tư dự phòng, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai;
- Chi bảo quản, sửa chữa kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng;
- Chi phí thuê phương tiện, chi phí sửa chữa phương tiện (nếu bị hư hỏng do nguyên nhân khách quan) được huy động tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải;
- Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?