Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chỉ được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ nào?
- Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chỉ được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ nào?
- Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được sử dụng để chi cho những nội dung nào trong việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch?
- Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được sử dụng để chi cho những nội dung nào trong việc tổ chức sản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch?
Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chỉ được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ nào?
Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chỉ được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2022/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí
1. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ chỉ được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch; không được sử dụng để chi hoạt động quản lý bộ máy của Quỹ và chi cho các mục đích khác.
2. Các khoản chi xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước. Quỹ và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được Quỹ hỗ trợ kinh phí, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định, tiết kiệm và hiệu quả.
3. Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao. Trường hợp các nhiệm vụ hỗ trợ đủ điều kiện đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ còng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định hiện hành về chi tiêu ngân sách nhà nước.
...
Như vậy, theo quy định, kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chỉ được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch;
Không được sử dụng để chi hoạt động quản lý bộ máy của Quỹ và chi cho các mục đích khác.
Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chỉ được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)
Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được sử dụng để chi cho những nội dung nào trong việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch?
Nội dung chi trong việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BTC như sau:
Nội dung chi hỗ trợ phát triển du lịch
...
2. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch:
a) Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức về du lịch một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động nghề du lịch:
- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo;
- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 06 tháng;
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là 1/2 tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
b) Hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức về du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cho người lao động nghề du lịch.
...
Như vậy, trong việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch thì Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được sử dụng để chi cho các nội dung sau:
(1) Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức về du lịch một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động nghề du lịch, cụ thể:
- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo;
- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 06 tháng;
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là 1/2 tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
(2) Hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức về du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cho người lao động nghề du lịch.
Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được sử dụng để chi cho những nội dung nào trong việc tổ chức sản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch?
Nội dung chi từ Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để hỗ trợ sản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-BTC như sau:
Nội dung chi xúc tiến, quảng bá du lịch
...
3. Tổ chức sản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch:
a) Chi sản xuất các ấn phẩm (bao gồm cả ấn phẩm điện tử), vật phẩm xúc tiến, quảng bá du lịch với nhiều hình thức, chất liệu và ngôn ngữ phù hợp;
b) Chi sản xuất phim tư liệu, chương trình quảng cáo, video clip, phim ngắn để quảng bá, xúc tiến về du lịch Việt Nam;
c) Chi phát sóng và đăng tải chương trình phát thanh, truyền hình, sản phẩm điện tử quảng bá du lịch trên mạng internet;
d) Chi vận chuyển các ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch ở trong nước và ngoài nước.
4. Xây dựng, phát triển, truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam:
a) Thuê thiết kế, tổ chức các cuộc thi để lựa chọn logo và slogan du lịch Việt Nam; bộ nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam;
...
Như vậy, trong việc tổ chức sản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch thì Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được sử dụng để chi cho các nội dung sau:
(1) Chi sản xuất các ấn phẩm (bao gồm cả ấn phẩm điện tử), vật phẩm xúc tiến, quảng bá du lịch với nhiều hình thức, chất liệu và ngôn ngữ phù hợp;
(2) Chi sản xuất phim tư liệu, chương trình quảng cáo, video clip, phim ngắn để quảng bá, xúc tiến về du lịch Việt Nam;
(3) Chi phát sóng và đăng tải chương trình phát thanh, truyền hình, sản phẩm điện tử quảng bá du lịch trên mạng internet;
(4) Chi vận chuyển các ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch ở trong nước và ngoài nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?