Kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách nhà nước có được sử dụng để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông không?
- Kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách nhà nước có được sử dụng để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm lập dự toán, phân bổ kinh phí và quyết toán kinh phí khuyến nông trung ương hàng năm?
- Kinh phí khuyến nông được hình thành từ những nguồn kinh phí nào?
Kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách nhà nước có được sử dụng để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 83/2018/NĐ-CP về việc sử dụng kinh phí khuyến nông cụ thể như sau:
Sử dụng kinh phí khuyến nông
1. Kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách nhà nước được sử dụng cho:
a) Các nội dung quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9 và 10 của Nghị định này;
b) Thuê chuyên gia trong và ngoài nước phục vụ hoạt động khuyến nông, đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông;
c) Mua bản quyền tác giả, công nghệ mới phù hợp để chuyển giao;
d) Mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông;
đ) Quản lý chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông được trích bằng 8% từ nguồn kinh phí khuyến nông (trong đó 3% dành cho cơ quan quản lý khuyến nông và 5% dành cho tổ chức thực hiện dự án, nhiệm vụ khuyến nông);
e) Các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động khuyến nông.
2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khuyến nông không thuộc ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân quyết định phù hợp với quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách nhà nước được sử dụng cho các hoạt động theo quy định nêu trên.
Theo đó, kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách nhà nước được sử dụng để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông.
Kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách nhà nước có được sử dụng để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông không? (Hình từ Internet).
Cơ quan nào có trách nhiệm lập dự toán, phân bổ kinh phí và quyết toán kinh phí khuyến nông trung ương hàng năm?
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 83/2018/NĐ-CP quy định về lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí khuyến nông cụ thể như sau:
Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí khuyến nông
1. Kinh phí khuyến nông trung ương được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và tổ chức thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán, phân bổ kinh phí và quyết toán kinh phí khuyến nông trung ương hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
2. Kinh phí khuyến nông địa phương được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã quản lý và tổ chức thực hiện theo phân cấp ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán, phân bổ kinh phí và quyết toán kinh phí khuyến nông địa phương hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
3. Việc thực hiện chi, thanh toán kinh phí khuyến nông trung ương và địa phương căn cứ vào chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập dự toán, phân bổ kinh phí và quyết toán kinh phí khuyến nông trung ương hàng năm.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập dự toán, phân bổ kinh phí và quyết toán kinh phí khuyến nông địa phương hàng năm theo quy định.
Kinh phí khuyến nông được hình thành từ những nguồn kinh phí nào?
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 83/2018/NĐ-CP thì kinh phí khuyến nông bao gồm kinh phí khuyến nông trung ương; kinh phí khuyến nông địa phương và kinh phí của tổ chức khuyến nông khác. Cụ thể:
(1) Kinh phí khuyến nông trung ương được hình thành từ các nguồn:
- Ngân sách trung ương bố trí cho chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông thuộc nhiệm vụ chi của Trung ương và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
- Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
- Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
(2) Kinh phí khuyến nông địa phương bao gồm kinh phí khuyến nông cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được hình thành từ các nguồn:
- Ngân sách địa phương bố trí cho chương trình, kế hoạch khuyến nông thuộc nhiệm vụ chi của địa phương và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phê duyệt;
- Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
- Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
(3) Kinh phí của tổ chức khuyến nông khác được hình thành từ các nguồn sau:
- Nguồn vốn của tổ chức khuyến nông khác;
- Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
- Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?