Kinh phí hoạt động đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nguồn nào?
- Mục đích yêu cầu của chi tiêu nội bộ đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
- Kinh phí hoạt động đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nguồn nào?
- Quản lý và sử dụng kinh phí của chi tiêu nội bộ đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam dựa trên nguyên tắc nào?
Mục đích yêu cầu của chi tiêu nội bộ đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
Mục đích yêu cầu của quy chế chi tiêu nội bộ đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định ở Điều 2 Quy chế chi tiêu nội bộ đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1288/QĐ-BHXH năm 2012 quy định:
Mục đích yêu cầu
1. Đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai và có sự tương quan giữa khối lượng, tính chất phức tạp của các hoạt động nghiệp vụ quản lý, giữa các cá nhân, giữa các bộ phận trong đơn vị, giữa các đơn vị trong Ngành nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở.
2. Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính đối với Thủ trưởng đơn vị; công chức, viên chức, hợp đồng tạm tuyển trong chỉ tiêu biên chế, hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (gọi chung là công chức, viên chức) hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để tạo điều kiện đầu tư phát triển, tăng thu nhập, cải thiện đời sống công chức, viên chức trong đơn vị, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
4. Quy chế chi tiêu này là căn cứ để các đơn vị xây dựng dự toán và thanh quyết toán các khoản chi quản lý bộ máy trong đơn vị; thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát của BHXH cấp trên và cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, mục đích yêu cầu của quy chế chi tiêu nội bộ đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
- Đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai và có sự tương quan giữa khối lượng, tính chất phức tạp của các hoạt động nghiệp vụ quản lý, giữa các cá nhân, giữa các bộ phận trong đơn vị, giữa các đơn vị trong Ngành nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở.
- Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính đối với Thủ trưởng đơn vị; công chức, viên chức, hợp đồng tạm tuyển trong chỉ tiêu biên chế, hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (gọi chung là công chức, viên chức) hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để tạo điều kiện đầu tư phát triển, tăng thu nhập, cải thiện đời sống công chức, viên chức trong đơn vị, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
- Quy chế chi tiêu này là căn cứ để các đơn vị xây dựng dự toán và thanh quyết toán các khoản chi quản lý bộ máy trong đơn vị; thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát của BHXH cấp trên và cơ quan có thẩm quyền.
Đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Kinh phí hoạt động đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nguồn nào?
Nguồn kinh phí hoạt động đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định ở Điều 4 Quy chế chi tiêu nội bộ đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1288/QĐ-BHXH năm 2012 cụ thê:
Nguồn kinh phí hoạt động
1. Nguồn kinh phí được sử dụng tại các đơn vị bao gồm:
a) Dự toán chi quản lý bộ máy được BHXH Việt Nam giao hàng năm, được xác định theo nguyên tắc như sau:
- Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương: Thực hiện theo chế độ do nhà nước quy định.
- Chi quản lý hành chính: Được xác định trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước áp dụng đối với BHXH Việt Nam.
- Chi thường xuyên đặc thù và chi không thường xuyên: Được xác định trên cơ sở nhiệm vụ được giao và mức chi theo chế độ quy định.
Hàng tháng, BHXH Việt Nam thực hiện chuyển kinh phí vào tài khoản tiền gửi của BHXH cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc theo mức bình quân một tháng của dự toán được giao theo quy định trên để các đơn vị sử dụng chi cho các nhiệm vụ quản lý bộ máy theo quy định tại quy chế này. BHXH tỉnh căn cứ số tiền do BHXH Việt Nam cấp có trách nhiệm chuyển kịp thời cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý để sử dụng.
Như vậy, kinh phí hoạt động đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nguồn nêu trên.
Quản lý và sử dụng kinh phí của chi tiêu nội bộ đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí của chi tiêu nội bộ đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Điều 3 Quy chế chi tiêu nội bộ đối với đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1288/QĐ-BHXH năm 2012 cụ thể:
- Các mức chi quy định tại quy chế này là mức tối đa; đối với những nội dung chi không quy định cụ thể mức chi tại quy chế này được thực hiện theo quy định của nhà nước. Trong quá trình thực hiện, Thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng các nguồn kinh phí được sử dụng theo quy định.
- Trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ trong hệ thống BHXH Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với quy mô, điều kiện, đặc điểm hoạt động của đơn vị và khả năng các nguồn kinh phí được sử dụng theo quy định.
- Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí tại các đơn vị phải theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và chi tiết theo Mục, Tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn tại phụ lục số 01 kèm theo quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?