Kinh phí hoạt động của các Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương theo quy định được lấy từ những nguồn nào?
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động của Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương?
Căn cứ Điều 4 Quy chế về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-BCT năm 2017 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Đoàn kiểm tra như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Đoàn kiểm tra
1. Kiểm tra vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong quyết định kiểm tra;
2. Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng kiểm tra, thực hiện các hành vi khác nhằm vụ lợi;
3. Cố ý báo cáo sai sự thật; quyết định xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật;
4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung kiểm tra trong quá trình kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;
5.Cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra;
6.Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương bao gồm:
(1) Kiểm tra vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong quyết định kiểm tra;
(2) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng kiểm tra, thực hiện các hành vi khác nhằm vụ lợi;
(3) Cố ý báo cáo sai sự thật; quyết định xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật;
(4) Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung kiểm tra trong quá trình kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;
(5) Cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra;
(6) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động của Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương? (Hình từ Internet)
Đoàn kiểm tra phải tiến hành làm việc tại đơn vị trong vòng bao lâu kể từ khi ban hành Quyết định kiểm tra?
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Quy chế về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-BCT năm 2017 quy định về việc ban hành Quyết định kiểm tra như sau:
Ban hành Quyết định kiểm tra
1. Căn cứ vào Kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được Bộ trưởng phê duyệt, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ ký Quyết định kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra hoặc trình Lãnh đạo Bộ ký Quyết định kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra; đối với các Vụ được giao chủ trì kiểm tra trình Lãnh đạo Bộ ký Quyết định kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra hoặc được Lãnh đạo Bộ giao Thừa lệnh ký Quyết định kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra, kèm theo đề cương yêu cầu báo cáo và gửi cho đơn vị, tổ chức, cá nhân được kiểm tra và gửi Thanh tra Bộ một bản để theo dõi, tổng hợp.
2. Trong trường hợp phải tiến hành kiểm tra đột xuất ngoài kế hoạch đã được duyệt hàng năm, đơn vị chủ trì kiểm tra phải trình Bộ trưởng ký Quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra phải gửi cho Thanh tra Bộ để theo dõi, tổng hợp.
3. Quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra tại đơn vị.
4. Đoàn kiểm tra phải tiến hành làm việc tại đơn vị chậm nhất là 10 ngày kể từ khi ban hành Quyết định kiểm tra. Trong trường hợp kiểm tra đối với nhiều đơn vị thì thời gian kiểm tra thực hiện theo Kế hoạch tiến hành kiểm tra được phê duyệt.
5. Quyết định kiểm tra phải có các nội dung sau (Phụ lục 2):
a) Căn cứ kiểm tra;
b) Đối tượng kiểm tra;
c) Nội dung, phạm vi kiểm tra;
d) Thời hạn tiến hành kiểm tra;
đ) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra.
6. Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc tại một đơn vị, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
7. Kết thúc cuộc kiểm tra, Đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra phải lập Biên bản làm việc (Phụ lục 3)
Như vậy, theo quy định thì Đoàn kiểm tra phải tiến hành làm việc tại đơn vị chậm nhất là 10 ngày kể từ khi ban hành Quyết định kiểm tra.
Trong trường hợp kiểm tra đối với nhiều đơn vị thì thời gian kiểm tra thực hiện theo Kế hoạch tiến hành kiểm tra được phê duyệt.
Kinh phí hoạt động của các Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương theo quy định được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-BCT năm 2017 quy định về kinh phí hoạt động như sau:
Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của các đoàn kiểm tra được lấy từ nguồn kinh phí do ngân sách cấp hàng năm cho các đơn vị. Các đơn vị có trách nhiệm lập dự toán kinh phí cho các đoàn kiểm tra của đơn vị mình trong dự toán chung của đơn vị.
2. Đoàn kiểm tra được hưởng chế độ công tác phí theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định thì kinh phí hoạt động của các đoàn kiểm tra được lấy từ nguồn kinh phí do ngân sách cấp hàng năm cho các đơn vị.
Các đơn vị có trách nhiệm lập dự toán kinh phí cho các đoàn kiểm tra của đơn vị mình trong dự toán chung của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?