Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã do ai bảo đảm? Mức hỗ trợ kinh phí là bao nhiêu?
Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã do ai bảo đảm? Mức hỗ trợ kinh phí là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2025/TT-BTC có quy định như sau:
Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã do ngân sách địa phương bảo đảm. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, mức tối thiểu 5 triệu đồng/Ban/năm và cân đối cho ngân sách cấp xã.
2. Kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ các nguồn:
a) Kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
b) Kinh phí tự chủ theo quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí của cơ quan nhà nước.
c) Kinh phí từ các nguồn tài chính giao tự chủ theo quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã sẽ do ngân sách địa phương bảo đảm.
Bên cạnh đó, pháp luật có quy định cần căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, mức tối thiểu 5 triệu đồng/Ban/năm và cân đối cho ngân sách cấp xã.
Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã do ai bảo đảm? Mức hỗ trợ kinh phí là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nội dung và mức chi bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 04/2025/TT-BTC có quy định như sau:
Nội dung và mức chi
Nội dung và mức chi bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
1. Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị; chi công tác phí: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
2. Chi mua sắm văn phòng phẩm, cước điện thoại, cước bưu phẩm, các khoản chi khác: Theo thực tế phát sinh, theo hóa đơn thực tế và trong phạm vi kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được giao, đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và tiết kiệm, hiệu quả.
Theo đó, nội dung và mức chi bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã được pháp luật quy định, cụ thể bao gồm:
- Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị; chi công tác phí: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
- Chi mua sắm văn phòng phẩm, cước điện thoại, cước bưu phẩm, các khoản chi khác: Theo thực tế phát sinh, theo hóa đơn thực tế và trong phạm vi kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được giao, đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và tiết kiệm, hiệu quả.
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, phường, thị trấn được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Theo đó, việc tổ chức Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, phường, thị trấn được pháp luật quy định có nội dung như sau:
(1) Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm các thành viên được bầu từ các thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 người.
(2) Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trên cùng địa bàn.
Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đề nghị thôn, tổ dân phố đã bầu thành viên đó xem xét, cho thôi làm nhiệm vụ.
Trường hợp khuyết thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong nhiệm kỳ và thời gian còn lại của nhiệm kỳ là từ 06 tháng trở lên thì Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc bầu bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
(3) Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 Hướng tiến công của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 - 30/4/1975)? Nguyên nhân thắng lợi?
- Khung hình phạt cao nhất tội mua bán trái phép chất ma túy? Thời hiệu thi hành bản án là bao lâu?
- Diễu binh 30 4: Khối Nữ du kích miền Nam và Khối Nữ dân quân miền Bắc đi hướng nào? Thời gian diễu binh?
- Trực tiếp diễu binh diễu hành ngày 27/4, 30/4 tại TPHCM chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam ở đâu?
- Đối tượng nào được tặng quà dịp 30 4 kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam theo Quyết định 689?