Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do đơn vị nào bố trí?
- Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là cơ quan nào?
- Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do đơn vị nào bố trí?
- Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có nhiệm vụ gì?
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2018 quy định về bộ máy giúp việc của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt như sau:
Bộ máy giúp việc của Ban Chỉ đạo.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, trong đó có sự tham gia của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và một số bộ, cơ quan liên quan.
3. Các thành viên trong bộ máy giúp việc của Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do đơn vị nào bố trí?
Căn cứ Điều 11 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2018 quy định về kinh phí hoạt động như sau:
Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán chi hoạt động hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán chi hoạt động hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2018 quy định về nhiệm vụ của Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
Nhiệm vụ của Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1. Giúp Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; chủ trì các cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo khi được lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao.
2. Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, gồm các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức các cuộc họp, khảo sát, làm việc của Ban Chỉ đạo;
b) Báo cáo, đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng, thành lập, hoạt động của các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; triển khai các Đề án và Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
c) Xây dựng, báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo hàng năm;
d) Chủ trì, Điều phối thực hiện các nhiệm vụ của lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao;
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, cơ quan liên quan và chuyên gia để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, đối với Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có các nhiệm vụ sau:
(1) Giúp Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo;
Chủ trì các cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo khi được lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao.
(2) Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, gồm các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức các cuộc họp, khảo sát, làm việc của Ban Chỉ đạo;
- Báo cáo, đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng, thành lập, hoạt động của các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt;
Triển khai các Đề án và Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Xây dựng, báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo hàng năm;
- Chủ trì, Điều phối thực hiện các nhiệm vụ của lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, cơ quan liên quan và chuyên gia để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng áp dụng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng có làm kiểm điểm cuối năm không? Thời điểm thực hiện kiểm điểm, xếp loại đánh giá đảng viên?
- Hướng dẫn thống kê tai nạn giao thông đường bộ áp dụng từ ngày 1 1 2025 theo Thông tư 72 2024?
- Tải về Mẫu bản kiểm điểm đảng viên là Ủy viên Ủy ban kiểm tra huyện ủy, thị ủy, thành ủy, quận ủy?
- Sweater nghĩa là gì? Trend tặng áo sweater ngày 3 12 bắt nguồn từ đâu? Ngày 3 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta không?