Kinh phí chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục bao gồm những nguồn kinh phí nào?
- Kinh phí chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục bao gồm những nguồn kinh phí nào?
- Chi hoạt động tự đánh giá để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia gồm những khoản chi nào?
- Chi hoạt động đánh giá ngoài để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia được quy định thế nào?
Kinh phí chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục bao gồm những nguồn kinh phí nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 56/2021/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí thực hiện như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục gồm:
a) Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu hoạt động của các cơ sở giáo dục, bao gồm nguồn tài chính hợp pháp của các cơ sở giáo dục ngoài công lập theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục.
2. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
3. Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, kinh phí chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục gồm:
+ Nguồn ngân sách nhà nước.
+ Nguồn thu hoạt động của các cơ sở giáo dục.
+ Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục.
Cơ sở giáo dục (Hình từ Internet)
Chi hoạt động tự đánh giá để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia gồm những khoản chi nào?
Theo Điều 3 Thông tư 56/2021/TT-BTC quy định về chi hoạt động tự đánh giá như sau:
Chi hoạt động tự đánh giá
1. Cơ sở giáo dục công lập sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định của pháp luật để chi cho hoạt động tự đánh giá, cụ thể như sau:
a) Chi thuê chuyên gia tư vấn
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm thực hiện tự đánh giá theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hợp cần thiết, Hội đồng tự đánh giá đề nghị Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên (sau đây gọi tắt là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục) quyết định việc thuê chuyên gia tư vấn (trong và ngoài nước) để giúp Hội đồng tự đánh giá triển khai việc tự đánh giá (kèm theo tiêu chuẩn, tiêu chí đối với chuyên gia tư vấn phù hợp yêu cầu công việc và có yêu cầu cụ thể về công việc chuyên gia cần thực hiện, cam kết hiệu quả công việc tương xứng mức thù lao theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chi phí thuê chuyên gia tư vấn (nếu có) thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên nhưng phải phù hợp với khả năng kinh phí của cơ sở giáo dục và tuân theo các quy định hiện hành về tài chính của Nhà nước.
b) Chi in ấn và văn phòng phẩm: Thực hiện theo thực tế phát sinh trên nguyên tắc tiết kiệm, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
c) Chi xây dựng phương án điều tra, thu thập thông tin, minh chứng; xử lý, phân tích kết quả thu thập thông tin, minh chứng; viết phiếu đánh giá tiêu chí; xây dựng và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá: áp dụng theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia, tối đa không quá 10.000.000 đồng/kết quả tự đánh giá hoàn chỉnh. Căn cứ khả năng kinh phí thực hiện hoạt động tự đánh giá, Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị về mức chi tiền công cụ thể cho các thành viên thực hiện tự đánh giá phù hợp với vai trò của từng thành viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của quá trình tự đánh giá, trong đó chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khoán theo sản phẩm cuối cùng không quá 2.000.000 đồng/báo cáo.
2. Cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động tự đánh giá. Nội dung chi và mức chi cho hoạt động tự đánh giá theo quy định của cơ sở giáo dục.
Theo quy định trên, chi hoạt động tự đánh giá để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia gồm chi thuê chuyên gia tư vấn; chi in ấn và văn phòng phẩm.
Ngoài ra, chi hoạt động tự đánh giá để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia cũng bao gồm chi xây dựng phương án điều tra, thu thập thông tin, minh chứng; xử lý, phân tích kết quả thu thập thông tin, minh chứng; viết phiếu đánh giá tiêu chí; xây dựng và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá.
Chi hoạt động đánh giá ngoài để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 56/2021/TT-BTC về chi hoạt động đánh giá ngoài như sau:
Chi hoạt động đánh giá ngoài
Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục thực hiện nhiệm vụ đánh giá ngoài sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định của pháp luật để chi cho hoạt động đánh giá ngoài, cụ thể như sau:
1. Chi hội nghị, hội thảo; chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác cho các thành viên đoàn đánh giá ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
2. Các khoản chi tiền công cho thành viên đoàn đánh giá ngoài
Căn cứ khả năng kinh phí thực hiện hoạt động đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định mức chi tiền công cụ thể cho các thành viên đoàn đánh giá ngoài (trưởng đoàn, thư ký, thành viên) phù hợp với vai trò của từng thành viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ đánh giá ngoài và thực tế tại địa phương, cụ thể:
a) Chi tiền công nghiên cứu hồ sơ đánh giá, viết báo cáo sơ bộ: Tối đa không quá 1.000.000 đồng/người/báo cáo;
b) Chi tiền công trong thời gian làm việc tập trung nghiên cứu hồ sơ đánh giá: Tối đa không quá 200.000 đồng/người/ngày;
c) Chi tiền công trong thời gian thực hiện khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục: Tối đa không quá 200.000 đồng/người/ngày;
3. Chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài: Mức chi khoán theo sản phẩm cuối cùng không quá 2.000.000 đồng/báo cáo.
4. Chi in ấn và văn phòng phẩm; chi in và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục, bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia: Thực hiện theo thực tế phát sinh trên nguyên tắc tiết kiệm, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chi hoạt động đánh giá ngoài để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia gồm:
+ Chi hội nghị, hội thảo; chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác cho các thành viên đoàn đánh giá ngoài.
+ Các khoản chi tiền công cho thành viên đoàn đánh giá ngoài.
+ Chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.
+ Chi in ấn và văn phòng phẩm; chi in và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục, bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?