Kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế được sử dụng theo nguyên tắc nào? Công tác này dùng nguồn ngân sách từ đâu và dùng vào việc gì?
Công tác điều ước quốc tế là gì?
Công tác điều ước quốc tế là gì?
Khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về điều ước quốc tế như sau:
"1. Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
2. Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Có thể hiểu một cách đơn giản, công tác điều ước quốc tế là những hoạt động đặc thù được nhằm đảm bảo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện một cách ổn định nhất, ví dụ như: nghiên cứu, xây dựng, đàm phán, phê chuẩn, sửa đổi, gia hạn,,, đối với điều ước quốc tế.
Kinh phí đảm bảo cho công tác điều ước quốc tế được sử dụng theo nguyên tắc nào?
Điều 3 Nghị định 65/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế như sau:
(1) Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
(2) Việc bố trí kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của các cơ quan phải căn cứ trên cơ sở chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
(3) Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan thực hiện công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế theo phân cấp ngân sách hiện hành quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; riêng kinh phí chi cho nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định điều ước quốc tế là khoản chi đặc thù mang tính chất riêng biệt.
(4) Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
(5) Trường hợp công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế được tài trợ từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân khác ở trong và ngoài nước thì việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn tài trợ đó.
Căn cứ vào những quy định trên, nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác điều ước quốc tế được lấy từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật và phải được bố trí dựa trên căn cứ về chủ trương, đường lối đối ngoài của Đảng và Nhà nước.
Ngân sách bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế được lấy từ đâu?
Nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế được quy định tại Điều 4 Nghị định 65/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế gồm:
a) Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan nhà nước ở trung ương; tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
b) Kinh phí cấp cho cơ quan nhà nước cấp tỉnh nhằm thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế hoặc thực hiện hoạt động thỏa thuận quốc tế theo phân công của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
...
3. Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức được bảo đảm từ ngân sách nhà nước trong trường hợp cơ quan đó thực hiện hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế hoặc thực hiện hoạt động thỏa thuận quốc tế theo sự phân công của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp thỏa thuận quốc tế của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức nhằm thực hiện hợp tác quốc tế khác thì kinh phí cho công tác thỏa thuận quốc tế đó được bảo đảm từ nguồn tài chính của tổ chức."
Nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế gồm những gì?
Nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế được quy định chi tiết tại Điều 5 Nghị định 65/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Chi cho việc nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế gồm:
a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp đến điều ước quốc tế;
b) Tổ chức họp, hội nghị, hội thảo chuyên đề, lấy ý kiến chuyên gia;
c) Khảo sát thực tiễn trong nước và quốc tế; đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế; rà soát, so sánh điều ước quốc tế với pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên;
d) Xây dựng dự thảo điều ước quốc tế, dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung;
đ) Nghiên cứu, xây dựng phương án đàm phán; xây dựng hồ sơ đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, rút bảo lưu, rút phản đối bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế;
e) Xây dựng tuyên bố, bảo lưu khi gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên;
g) Tổ chức dịch thuật điều ước quốc tế và các tài liệu có liên quan.
(2) Chi cho việc góp ý đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế gồm:
a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp đến điều ước quốc tế;
b) Rà soát mức độ phù hợp của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan;
c) Nghiên cứu kinh nghiệm và pháp luật trong nước và quốc tế liên quan;
d) Tổ chức họp, lấy ý kiến chuyên gia;
đ) Dịch tài liệu có liên quan;
e) Xây dựng văn bản góp ý.
(3) Chi cho việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế, gồm:
a) Tổ chức đón đoàn đàm phán của nước ngoài;
b) Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế ở trong nước hoặc ở nước ngoài;
c) Tổ chức họp chuẩn bị đàm phán, xây dựng biên bản đàm phán;
d) Tổ chức rà soát văn bản điều ước quốc tế được ký trong chuyến thăm của đoàn lãnh đạo cấp cao nước ngoài tại Việt Nam hoặc chuyến thăm của đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại nước ngoài;
đ) Dịch tài liệu có liên quan.
(4) Chi cho việc kiểm tra của Bộ Ngoại giao, thẩm định của Bộ Tư pháp đối với đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế, gồm:
a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp đến điều ước quốc tế;
b) Báo cáo đánh giá độc lập về sự phù hợp của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam, sự tương thích của điều ước với các điều ước quốc tế liên quan được cơ quan có thẩm quyền giao;
c) Xây dựng báo cáo kiểm tra, báo cáo thẩm định;
d) Dịch tài liệu có liên quan;
đ) Tổ chức họp, lấy ý kiến chuyên gia;
e) Thành lập Hội đồng kiểm tra, Hội đồng thẩm định trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 và khoản 3 Điều 20 Luật Điều ước quốc tế.
(5) Chi cho việc thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ đối với đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế gồm:
a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp đến điều ước quốc tế;
b) Tổ chức họp lấy ý kiến;
c) Thành lập Hội đồng thẩm tra trong trường hợp điều ước quốc tế có nội dung quan trọng, phức tạp;
d) Biên soạn báo cáo thẩm tra.
(6) Chi cho việc lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế, gồm:
a) Lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên;
b) Lưu trữ điều ước quốc tế; văn bản quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế; văn bản thông báo đối ngoại, văn kiện phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế; giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế; giấy ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc tế và các văn kiện khác có liên quan;
c) Sao lục điều ước quốc tế;
d) Đăng tải điều ước quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan đề xuất và của Bộ Ngoại giao;
đ) Cấp bản sao điều ước quốc tế;
e) Xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế của Việt Nam đặt tại Bộ Ngoại giao.
(7) Chi cho công tác tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, gồm:
a) Mua, thu thập tài liệu phục vụ trực tiếp việc thực hiện điều ước quốc tế;
b) Xây dựng kế hoạch, đề án thực hiện điều ước quốc tế;
c) Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế;
d) Dịch tài liệu phục vụ trực tiếp việc thực hiện điều ước quốc tế;
đ) Đóng góp tài chính hoặc niên liễm cho tổ chức quốc tế được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
e) Tổ chức đối thoại, hội nghị ở Việt Nam hoặc tham dự hội nghị ở nước ngoài về việc thực hiện điều ước quốc tế;
g) Triển khai các nhiệm vụ của cơ quan trung ương theo điều ước quốc tế, cơ quan đầu mối theo dõi thi hành điều ước quốc tế theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
h) Xây dựng, dịch thuật báo cáo quốc gia về việc thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức họp, hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia về báo cáo quốc gia, phương án đánh giá chéo báo cáo quốc gia của nước khác theo quy định của điều ước quốc tế; tổ chức đoàn công tác để trình bày và bảo vệ báo cáo quốc gia, đánh giá chéo báo cáo quốc gia của nước khác theo quy định của điều ước quốc tế; xây dựng các báo cáo chuyên đề và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, cơ quan có thẩm quyền đối với việc thực thi điều ước quốc tế.
(8) Chi cho công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, gồm:
a) Xây dựng báo cáo theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giám sát;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế;
c) Biên soạn báo cáo, tổ chức các cuộc họp đánh giá báo cáo kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
(9) Chi cho công tác cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ, gồm:
a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp;
b) Dịch tài liệu liên quan phục vụ việc cấp ý kiến pháp lý;
c) Xây dựng dự thảo ý kiến pháp lý;
d) Tổ chức họp lấy ý kiến về các nội dung liên quan phục vụ cấp ý kiến pháp lý.
(10) Chi cho công tác thống kê, rà soát điều ước quốc tế gồm:
a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp;
b) Dịch tài liệu liên quan phục vụ cho việc thống kê, rà soát;
c) Tổ chức đoàn công tác để rà soát danh mục, bản chính, hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký kết.
(11) Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp công tác điều ước quốc tế.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể đối với nguồn kinh phí dùng để bảo đảm thực hiện công tác điều ước quốc tế, đồng thời cũng liệt kê chi tiết những nội dung chi của công tác điều ước quốc tế để các chủ thể liên quan áp dụng một cách thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?