Kinh doanh dịch vụ lễ tang Công giáo có phải đăng ký kinh doanh? Nếu có mã ngành kinh tế là gì?
Kinh doanh dịch vụ lễ tang Công giáo có phải đăng ký kinh doanh? Nếu có mã ngành kinh tế là gì?
Hoạt động của các tổ chức tôn giáo là một trong những ngành, nghề thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được quy định tại STT 94 Phần S Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:
9491 - 94910: Hoạt động của các tổ chức tôn giáo
Nhóm này gồm
- Hoạt động của các tổ chức tôn giáo (Thiên chúa giáo, Phật giáo...) cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người theo đạo trong nhà thờ, đền, chùa, giáo đường hoặc các nơi khác;
- Hoạt động của các tổ chức cung cấp cho các nhà tu;
- Hoạt động ẩn dật tu hành.
Nhóm này cũng gồm: Dịch vụ lễ tang tôn giáo.
Loại trừ:
- Giáo dục của các tổ chức trên được phân vào ngành 85 (Giáo dục và đào tạo);
- Hoạt động của các tổ chức y tế này được phân vào ngành 86 (Hoạt động y tế);
- Hoạt động lao động xã hội bởi các tổ chức này được phân vào ngành 87 (Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung), 88 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung).
Theo quy định nêu trên thì dịch vụ lễ tang Công giáo được phân vào nhóm 94910 (Hoạt động của các tổ chức tôn giáo).
Do đó, để kinh doanh dịch vụ lễ tang Công giáo thì chủ cơ sở kinh doanh phải đăng ký kinh doanh.
Kinh doanh dịch vụ lễ tang Công giáo có phải đăng ký kinh doanh? Nếu có mã ngành kinh tế là gì? (Hình từ Internet)
Mở cơ sở kinh doanh dịch vụ lễ tang Công giáo dưới hình thức hộ kinh doanh được không?
Tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.
Căn cứ theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý:
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Bên cạnh đó, theo căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Lưu ý:
+ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.
+ Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
+ Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.
+ Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên trường hợp anh muốn mở cơ sở kinh doanh dịch vụ lễ tang Công giáo dưới hình thức hộ kinh doanh thì cần đáp ứng những điều kiện nêu trên và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hộ kinh doanh dịch vụ lễ tang Công giáo hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm được không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì một hộ kinh doanh dịch vụ lễ tang Công giáo có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?