Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển là gì?
Lai dắt tàu biển là gì? Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không?
Lai dắt tàu biển là gì?
Theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015:
Lai dắt tàu biển là việc lai, kéo, đẩy hoặc túc trực bên cạnh tàu biển, các phương tiện nổi khác trên biển và trong vùng nước cảng biển bằng tàu lai.
Lai dắt tàu biển bao gồm lai dắt trên biển và lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển.
Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không?
Căn cứ tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 quy định về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
82 | Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải |
83 | Kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải |
84 | Kinh doanh vận tải biển |
85 | Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển |
86 | Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng |
87 | Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển |
88 | Kinh doanh khai thác cảng biển |
89 | Kinh doanh vận tải hàng không |
Như vậy, kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định.
Lai dắt tàu biển là gì? Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? (Hình từ Internet)
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển là gì? Có những lưu ý gì khi kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển được quy định như sau:
(1) Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển: Điều 13 Nghị định 160/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
Lưu ý số 1: Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.
(2) Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực: Điều 14 Nghị định 160/2016/NĐ-CP (khoản 3 Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP).
- Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế.
- Có người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật.
(3) Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam: Điều 15 Nghị định 160/2016/NĐ-CP (khoản 3 Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP).
- Tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam khi tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Lưu ý số 2: Định kỳ hàng năm, Bộ Giao thông vận tải thông báo về năng lực đội tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam.
- Tàu lai dắt mang cờ quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức nước ngoài phải có hợp đồng lai dắt với bên thuê lai dắt của Việt Nam.
- Tổ chức nước ngoài phải có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc doanh nghiệp lai dắt Việt Nam được ủy quyền tại Việt Nam.
Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 259 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định như sau:
(1) Tàu lai và tàu biển hoặc các phương tiện được lai dắt khác hợp thành đoàn tàu lai dắt.
Đoàn tàu lai dắt được hình thành kể từ khi tàu lai và các thành viên khác của đoàn tàu lai dắt đã sẵn sàng thực hiện các tác nghiệp cần thiết theo lệnh của người chỉ huy đoàn tàu lai dắt và được giải tán khi tác nghiệp cuối cùng được thực hiện xong, các thành viên của đoàn tàu lai dắt đã rời xa nhau một khoảng cách an toàn.
(2) Các bên tham gia hợp đồng lai dắt tàu biển thỏa thuận về người có quyền chỉ huy đoàn tàu lai dắt; nếu không có thỏa thuận thì xác định theo tập quán địa phương.
(3) Quyền chỉ huy lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển thuộc thuyền trưởng tàu được lai.
Trong trường hợp tàu được lai dắt không có thuyền trưởng hoặc đại phó thì quyền chỉ huy do người được Giám đốc Cảng vụ hàng hải chỉ định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?